Thiết kế và xây dựng bộ điều khiển điểm sáng trong hệ thống chiếu sáng đô thị - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử -- Trường Đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Tổng quan về thiết kế và xây dựng bộ điều khiển điểm sáng trong hệ thống chiếu sáng đô thị. Nghiên cứu công nghệ PLC của Echelon và ứng dụng trong điều khiển điểm sáng theo chuẩn Lonworks. Đưa ra mô hình giám sát và điều khiển đến từng điểm sáng trong hệ thống chiếu sáng đô thị. Thiết kế và thực nghiệm bộ điều khiển điểm sáng trong hệ thống chiếu sáng đô thị. Phân tích và đánh giá các kết quả thực nghiệm đạt được

Hệ thống chiếu sáng công cộng là một thành phần cấu thành không thể thiếu
trong tổng thể hệ thống các công trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị , đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo đảm an toàn giao thông, tăng cường trật tự an ninh đô thị, làm đẹp
cảnh quan môi trường vào ban đêm. Tại các nước phát triển, điện năng dùng cho chiếu
sáng chiếm từ 8 - 13% tổng điện năng tiêu thụ.[1]
Việc nâng cao chất lượng chiếu sáng không chỉ nhằm mục đích thoả mãn nhu
cầu ngày càng tăng của cuộc sống mà hơn nữa còn chính là một trong những sách lược
toàn cầu trong việc tiết kiệm nằng lượng và bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ thiết kế đô
thị đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững là một đòi hỏi cấp thiết. Ta hãy lấy một con
số để nghĩ: Tại Mỹ phần năng lượng điện dành cho chiếu sáng chiếm khoảng 19%,
hơn nửa phần trong đó bị tiêu phí vì sử dụng công nghệ chiếu sáng hiệu suất thấp. Với
công nghệ chiếu sáng hiệu suất cao sẽ tiết kiệm được khoảng 10% năng lượng, tương
đương với việc giảm 232 tấn khí thải CO2 do các nhà máy điện thải ra hay do hàng
triệu xe ô tô thải ra bầu khí quyển.[2]
Thực trạng chiếu sáng đô thị lúc đó vẫn còn rất kém, lạc hậu so với các đô thị
trong khu vực [3]. Các hệ thống chiếu sáng chưa được điều khiển tự động hoá hoặc
mới ở mức bán tự động hoá.
Trong tình hình khan hiếm các nguồn năng lượng ở nước ta, đã đạt ra nhu cầu
cấp thiết phải có mô hình quản lý và sử dụng năng lượng hợp lý trong chiếu sáng đô
thị. Thủ tướng chính phủ đã ra Nghị định 79/2009/NĐ-CP và Quyết định số 1874/QĐ-
TTg, để nhằm đến mục đích “Chiếu sáng hiệu suất cao”, tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
[4] [5]
Rất nhiều giải pháp nhằm tiết kiệm điện năng tiêu thụ trong chiếu sáng đô thị đã
được đưa ra, giải pháp ngắn hạn có, giải pháp dài hạn cũng có. Các giải pháp ngắn hạn
thường có giá thành thấp, triển khai nhanh chóng nhưng không đem lại hiệu suất sử
dụng điện năng cũng như hiệu suất chiếu sáng cao. Vấn đề là, vẫn phải chú trọng vào
một giải pháp tổng thề và dài hạn cho hệ thống chiếu sáng đô thị.
Công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, tiết kiệm và an toàn đang là những mục tiêu
quan trọng trong đổi mới hoạt động của ngành chiếu sáng công cộng đô thị
Để thực hiện các mục tiêu trên, một số giải pháp tập trung là:
- Xây dựng các trung tâm điều khiển hệ thống chiếu sáng công công đô thị tại
các đô thị loại 1 và loại 2. Với việc xây dựng trung tâm điều khiển này chúng ta mới
điều khiển, kiểm sóat và quản lý tới từng điểm sáng và tại mọi thời điểm … [6]
Mục tiêu trong luận văn này, tui muốn thiết kế và xây dựng một bộ điều khiển
tại điểm sáng tích hợp vào được hệ thống chiếu sáng đô thị hiện có ở Việt Nam. Từ đó
điều khiển đến tiết giảm công suất tiêu thụ đến từng điểm sáng. Trong luận văn này tôi
sử dụng công nghệ truyền thông qua đường điện lưới của hãng Echelon, tích hợp hai
phương pháp tiết giảm công suất của bóng HPS bằng cắt pha nhờ Triac và điều khiển
chấn lưu hai mức công suất.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm cơ bản chiếu sáng đô thị
Hệ thống chiếu sáng đô thị bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó có thể
kể đến
- Chiếu sáng đường phố phục vụ giao thông.
Hình 1: Chiếu sáng trên đường cao tốc.
- Chiếu sáng các không gian chức năng của đô thị.
- Chiếu sáng trang trí quảng cáo.
- Chiếu sáng các công trình kiến trúc và di tích văn hoá lịch sử.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status