Tác dụng Kích thích miễn dịch in vitro và in vivo của cao quả nhàu trên chuột nhắt trắng. - pdf 25

Chia sẻ cho các bạn luận án Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch in vitro và in vivo của cao quả nhàu trên chuột nhắt trắng.
Miễn dịch học là một lĩnh vực ngày càng phát triển và có nhiều ứng dụng rộng rãi trong y, sinh học. Một trong các hướng nghiên cứu quan trọng của miễn dịch là tìm hiểu các yếu tố trong mạng lưới điều hoà, kiểm soát hoạt động của hệ thống này. Trong quá trình hoạt động của hệ thống miễn dịch, có sự tham gia của nhiều chất đóng vai trò truyền đạt thông tin giữa các tế bào. Các chất này có tác dụng kích thích hay kìm hãm sự trưởng thành và các hoạt động chức năng của các tế bào miễn dịch. Những chất được gọi là chất kích thích miễn dịch khi làm tăng cường đáp ứng miễn dịch hay ngược lại nếu có tác dụng gây suy giảm đáp ứng miễn dịch được gọi là chất ức chế miễn dịch [3] [8] [9]. Trên lâm sàng các tình trạng bệnh lý liên quan đến suy giảm miễn dịch, đặc biệt là suy giảm miễn dịch thứ phát rất phổ biến do nhiễm trùng cấp, mạn tính, nhiễm độc hoá chất, sau trị liệu ung thư bằng tia xạ, AIDS.... Điều trị các bệnh lý đó ngoài việc điều trị nguyên nhân cần dùng thêm biện pháp kích thích miễn dịch thích hợp. Các chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc rất khác nhau, quan trọng nhất phải kể đến các chất kích thích miễn dịch nội sinh (đây là các sản phẩm chế tiết của các tế bào miễn dịch) như: interleukin (IL) 1, 2, 3...35, interferon (IFN)... gọi chung là các cytokin [53]. Các chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc từ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm... nh­ BCG, bronchovaxom, lentinan...[3], [9], [29], [62], [90].
Các chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc hoá học được tổng hợp hay bán tổng hợp đã được sử dụng nh­ levamisol, imuthiol. Hiệu quả mang lại do việc sử dụng các chất kích thích miễn dịch là rất khả quan, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại... như chi phí cho một đợt điều trị quá cao khi sử dụng các thuốc kích thích miễn dịch có nguồn gốc nội sinh, không phù hợp với điều kiện kinh tế của phần lớn người bệnh. Trong khi đó các thuốc có nguồn gốc hoá học lại có độc tính cao, ảnh hưởng xấu tới chức năng gan, thận. Vì vậy, việc tìm kiếm và đưa vào sử dụng những chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc từ thực vật, đặc biệt là các dược liệu có sẵn trong nước là một vấn đề cấp thiết được đặt ra. Cây nhàu (Morinda citrifolia L. Rubiaceae), mét trong những dược liệu được nhân dân sử dụng lâu đời với mục đích nâng cao sức đề kháng của cơ thể [5], [28]. Đặc biệt gần đây nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu sâu hơn về quả của cây nhàu trồng ở Hawaii và đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu khả quan về tác dụng chống ung thư, chống oxyhóa và kích thích miễn dịch [46], [75], [81], [97].[98], [99], [100], [101], [102], [116], [175], [218].
Trong các nghiên cứu trước của chúng tui đã chứng minh cao quả nhàu có tác dụng kích thích miễn dịch thông qua tác dụng kích thích hồi phục các chỉ số miễn dịch ở súc vật thực nghiệm bị suy giảm miễn dịch do chiếu tia gamma và tiêm cyclophosphamid [2]. Vì vậy, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm nghiên cứu tác dụng chống oxyhóa và đánh giá sâu hơn về tác dụng kích thích miễn dịch trên thực nghiệm của cao quả nhàu Việt Nam.
Mục tiêu của đề tài:
1. Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch in vitro và in vivo của cao quả nhàu trên chuột nhắt trắng.
2. Nghiên cứu tác dụng chống oxyhoá của cao quả nhàu trên thỏ bị chiếu xạ và trên 2 mô hình gây tổn thương gan bằng carbon tetraclorid và paracetamol ở chuột nhắt trắng.


Chương 1
Tổng quan tài liệu
1.1. suy giảm miễn dịch trên lâm sàng
1.1.1 Khái niệm suy giảm miễn dịch
Suy giảm miễn dịch là trạng thái hoạt động của hệ miễn dịch không đủ mạnh để chống lại kháng nguyên nhằm bảo vệ cơ thể. Hậu quả của suy giảm miễn dịch là dÔ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tái nhiễm nhiều lần cùng một loại tác nhân gây bệnh, mắc các bệnh mạn tính... Suy giảm miễn dịch được chia làm 2 nhóm: bẩm sinh và mắc phải. Suy giảm miễn dịch bẩm sinh là hậu quả của một hay nhiều khiếm khuyết trong quá trình phát triển bào thai. Suy giảm miễn dịch bẩm sinh thường rất khó điều trị, biểu hiện lâm sàng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao [63], [64], [77]. Suy giảm miễn dịch mắc phải không bắt nguồn từ các khiếm khuyết do di truyền mà thường do các yếu tố từ môi trường sống gây ra. Điều trị các suy giảm miễn dịch mắc phải bên cạnh việc điều trị nguyên nhân thường dùng thêm các thuốc hỗ trợ điều biến miễn dịch, các chất chống oxy hoá[16], [68], [150], [170], [176], [189], [192], [203].
1.1.2 Suy giảm miễn dịch mắc phải:
Đây là loại bệnh lý rất thường gặp ở cả các nước đang phát triển và phát triển [92]. Dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch người ta chia ra một số nhóm chính sau:
- Suy giảm miễn dịch do suy dinh dưỡng.
- Suy giảm miễn dịch do nhiễm vi sinh vật: nhiễm vi khuẩn, nấm, kÝ sinh trùng, virus. Đặc biệt suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS.
- Suy giảm miễn dịch do bệnh lý: các bệnh mạn tính kéo dài, đặc biệt là bệnh ung thư.
- Suy giảm miễn dịch do phóng xạ.
- Suy giảm miễn dịch do thuốc hay hóa chất.
- Suy giảm miễn dịch khác như: tuổi già, chấn thương.... [173]
* Suy giảm miễn dịch trong nhiễm HIV/AIDS
Nhiễm HIV/AIDS là bệnh thời sự của thế kỷ và trên toàn thế giới. Bệnh AIDS do retrovirus HIV-1 hay HIV-2 gây ra. HIV có ái lực cao với phân tử CD4 và đồng thụ thể (Co - receptor) như CXCR4 có trên các tế bào có thẩm quyền miễn dịch chủ yếu là tế bào TCD4+ và đại thực bào. Thời kỳ ủ bệnh thường không có triệu chứng. Diễn biến lâm sàng của quá trình nhiễm HIV phản ánh sự tương tác phức tạp giữa tác động của virus trên chức năng của tế bào có thẩm quyền miễn dịch và trên đáp ứng miễn dich của vật chủ. Suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm HIV/AIDS là tình trạng nhiễm khuẩn kéo dài, trường diễn dai dẳng, diễn biến chậm nhưng hậu quả rất nặng nề dẫn đến cơ thể bị suy giảm miễn dịch đặc biệt là suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào. Virus tấn công vào các tế bào TCD4, chemokin (CCR-5, CXCR-4) do các tế bào này có thụ thể với virus. Người nhiễm HIV bị mất lympho TCD4. Do thiếu hụt TCD4 dẫn đến các tổn thương miễn dịch kèm theo vì TCD4 có vai trò rất to lớn trong đáp ứng miễn dịch cả dịch thể và qua trung gian tế bào [8], [9], [77], [169].
* Suy giảm miễn dịch trong ung thư
Ung thư là một bệnh ngày càng phổ biến và gia tăng trên toàn thế giới. Về mặt tế bào học thì các tế bào ung thư bắt nguồn từ các tế bào bình thường của cơ thể nhưng vì một nguyên nhân nào đó các tế bào này bị đột biến và phát triển vô hạn định làm cơ thể không thể kiểm soát được nữa. Về mặt gen học, sự đột biến trong quá trình phân bào là hiện tượng bình thường, chúng luôn bị loại trừ theo cơ chế miễn dịch. Như vậy khi bị mắc ung có thể do hệ miễn dịch của cơ thể đã bị suy giảm hay bản thân bệnh ung thư làm hệ miễn dịch bị suy yếu hơn, đặc biệt suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào do các tế bào lympho T đảm nhận [3], [9], [79].


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

in vitro chuối tiêu hồng mọi chủ đề
nhan giong in vitro o thuc vat mọi chủ đề
y nghia cua nuoi cay te bao invitro tao mo seo la
invitro cay chuoi tieu hong mọi chủ đề
vi du nhan giong invitro o thuc vat mọi chủ đề
nuoi cay ca phe che invitro mọi chủ đề
xem ti vitro choi am nhac mọi chủ đề
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status