Khảo sát hiệu lực chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae Sorokin đối với rầy nâu Nilaparvata lugens Stal, sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenée - pdf 25

Chia sẻ luận án cho ae
Khảo sát hiệu lực chế phẩm nấm xanh đối với rầy nâu nilaparvata lugensstal, sâu cuốn lá nhỏ cnaphalocrocis medinalis guenée trong điều kiện nhà lưới và phòng thí nghiệm

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây do áp lực dân số thế giới tăng nhanh và ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt đã và đang ảnh hưởng lớn đến việc
sản xuất nông nghiệp không chỉ của Việt Nam và tất cả các nước sản xuất lương
thực chính của thế giới, chính vì các yếu tố đó đã làm giá lương thực thực phẩm
tăng nhanh trong những năm gần đây. Điều đó đã góp phần cải thiện thu nhập
đáng kể cho người nông dân của nước ta. Tuy nhiên, vì những lợi nhuận nhất
thời mà mỗi năm người nông dân lại càng sử dụng nhiều thuốc hóa học hơn cho
nhu cầu bảo vệ đối tượng cây trồng của họ trước các dịch hại ngày càng xuất
hiện nhiều hơn và góp phần nâng cao năng suất. Việc đó đã gây ra nhiều vấn đề
về ô nhiễm môi trường và làm mất cân bằng sinh thái đồng ruộng theo chiều
hướng bất lợi với cây trồng và con người.
Vì vậy có thể nói rằng, việc hướng đến một nền nông nghiệp bền vững hiện
là mục tiêu cấp thiết nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Trong đó việc
ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong vấn đề làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như làm ổn định môi
trường sinh thái đồng ruộng theo chiều hướng có lợi với mục đích của con người
và góp phần vào hạ giá thành sản phẩm để từ đó có thể nâng cao thu nhập cho
người nông dân một cách ổn định hơn.
Ở Việt Nam, thời gian gần đây việc sử dụng các biện pháp sinh học để phòng
trừ các đối tượng gây hại cho cây trồng ngày càng phổ biến. Tại Bến Tre và các
tỉnh ĐBSCL từ năm 2000 đến nay đã sử dụng Metarhizium anisopliae để phòng
trị bọ cánh cứng hại dừa đạt hiệu quả từ 75,4 - 88,5% sau khi phun 1 - 2 tháng
(Phạm Thị Thùy, 2004). từ năm 2005-2007 tại Cần Thơ đã triển khai việc sử
dụng nấm Metarhizium anisopliae để phòng trị sâu ăn tạp, rầy mềm, sâu xếp lá,
bọ cánh cứng hại dừa, sùng đất hại rễ cây trồng cạn, rệp sáp… đạt hiệu quả khá
cao trên 80% sau 7-12 ngày (Trần Văn Hai và ctv., 2009). Hiện nay, trường đại
học Cần Thơ đã và đang kết hợp và chuyển giao quy trình sản xuất nấm tươi đến
người dân ở các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ dùng phòng trị rầy nâu hại lúa, trên
5000 ha lúa làm giảm mật số rầy nâu và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá. Điều này đã
mở ra hướng nghiên cứu sản xuất các loại nấm ký sinh trên côn trùng và ứng
dụng trên diện rộng. Tuy nhiên cần so sánh liều lượng cũng như hiệu quả
của chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae ở dạng tươi và khô trước khi ứng
dụng rộng rãi trên đồng lúa để phòng trị rầy nâu và sâu cuốn lá nhỏ cũng như một
số loài côn trùng khác gây hại trên lúa thì đề tài “Khảo sát hiệu lực chế phẩm
nấm xanh Metarhizium anisopliae Sorokin đối với rầy nâu và sâu cuốn lá nhỏ trong điều kiện nhà lưới và phòng thí nghiệm NEDO, Bộ môn BVTV,
Đại học Cần Thơ” được thực hiện nhằm:
- So sánh hiệu quả của hai dạng chế phẩm sinh học Ma tươi và Ma khô do
bộ môn Bảo vệ Thực vật sản xuất lên sâu cuốn lá và rầy nâu trong điều kiện
phòng thí nghiệm và nhà lưới.
- Xác định liều lượng của chế phẩm nấm M. anisopliae đối với sâu cuốn lá
và rầy nâu trong điều kiện nhà lưới và phòng thí nghiệm để từ đó có thể áp dụng
ngoài đồng ruộng.


woZw0ani8g7ihOc

Khả năng gây bệnh của nấm Metarhizium anisopliae (Metsch.) Sorokin đối với bệnh rệp sáp giả (Dysmicoccus sp.) trên cây na (Annona squamosa L.)
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status