Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống hành củ địa phương và nhập nội trong điều kiện trái vụ tại gia lâm – hà nội - pdf 25

Chia sẻ cho các bạn luận văn thạc sỹ nông nghiệp

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nhắc đến cây rau gia vị chúng ta không thể không nhắc đến cây trồng đã gắn
bó với con người hơn 5000 năm qua, đó là hành tỏi. Trong họ hành tỏi Alliaceae,
chi Allium là chi lớn nhất với trên 500 loài phân bố rộng rãi trên khắp thế giới
(Rabinowitch & Brewster, 1990). Hành tỏi được sử dụng ăn tươi và là nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Hành tỏi được trồng ở 175 quốc gia trên thế
giới (FAO) và diện tích trồng ngày càng gia tăng. Hành củ (Allium cepa L.
Aggregatum group) có mặt trong hầu hết các bữa ăn của con người. Trong hành củ
chất béo và các chất rắn hòa tan chiếm một hàm lượng lớn (khoảng 16-33% khối
lượng chất khô), chất khô hành củ chiếm 70-85% hydratcacbon, trong đó chủ yếu là
fructans, glucose, fructose và sucrose. Ngoài ra trong hành củ còn có chứa các loại
vitamin như: C, B1, B2,… các chất khoáng, các axit hữu cơ. (Hồ Hữu An và cs,
2000)
Hành củ không chỉ được sử dụng làm thực phẩm mà còn được xem là thuốc
quý. Trong hành củ chứa nhiều chất diệt khuẩn, đó là hợp chất có chứa lưu huỳnh -
allicin. Hành củ có thể chữa được nhiều loại bệnh như cảm cúm, viêm nhiễm, đau
đầu, đau mắt, chống xơ cứng động mạch, kích thích hoạt động của tim mạch, thận
và đường tiêu hóa, làm giảm lượng cholesteron trong máu… Với tầm quan trọng
như vậy nên các loài Allium đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm và
nghiên cứu. nhiều nghiên cứu đã tập trung vào chọn tạo giống chất lượng cao, thích
ứng với điều kiện sinh thái của từng vùng, phát triển và cải tiến các biện pháp kĩ
thuật trồng trọt…
Ở Việt Nam, hành củ được trồng cách đây hàng thế kỷ và được thâm canh
nhiều hơn bất cứ giống hành nào. Do vòng đời phát triển ngắn chỉ có 3 tháng, nó
thường được trồng luân canh với lúa và cây trồng khác trên đồng ruộng. hay được
trồng xen canh với cây thảo dược,rau ăn lá hay hoa ở vườn nhà. Nó được bán tươi
hay phơi ở hầu hết các chợ ở vùng cao, đồng bằng trên khắp cả nước. (Phạm Thị
Minh Phượng et al., 2006).
Mặc dù khí hậu đồng bằng sông Hồng thích hợp để hành củ sinh trưởng và
phát triển và tạo củ nhưng chỉ trồng được trong chính vụ đông (tháng 10, 11, 12).
Trồng vụ xuân hè (tháng 2) đển giữ giống. Cơ bản các giống hành củ đang trồng tại
đồng bằng sông Hồng năng suất và chất lượng vẫn còn thấp, khả năng chống chịu
với sâu bệnh hại kém. Một trong những nguyên nhân là do thiếu giống tốt cho năng
suất cao và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Những giống được đem trồng chủ
yếu là do người dân tự sản xuất và để giống qua nhiều năm nên giống dễ bị thoái
hóa cho năng suất thấp, khả năng chống chịu sâu bệnh kém nên dễ bị thoái hóa
nguồn gen. Nhưng do hành củ được trồng ở nhiều địa phương nên rất phong phú đa
dạng về mặt di truyền. Trong đó nhiều giống có khả năng thích nghi cao, cho năng
suất chất lượng tốt cung cấp nguồn gen quan trọng cho công tác chọn tạo giống mà
chưa được khảo sát, phát hiện. Việc thu thập và đánh giá khả năng sinh trưởng, phát
triển của các mẫu giống hành địa phương và nhập nội để tìm ra mẫu giống hành củ
tiềm năng để cung tập nguồn vật liệu và cơ sở dữ liệu các mẫu giống hành củ phục
vụ cho công tác chọn tạo giống hành củ chịu nhiệt trong sản xuất trái vụ ở đồng
bằng sông hồng. Trên cơ sở tập đoàn mẫu giống được thu thập trên khắp các địa
phương trên cả nước và các mẫu giống hành nhập nội của TS. Trần Thị Minh Hằng
và thành viên trong bộ Môn Rau Hoa Quả - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tui
tiến hành đề tài: “ Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống hành
củ địa phương và nhập nội trong điều kiện trái vụ tại Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
 Đánh giá khả năng thích ứng của các mẫu giống hành củ trong điều kiện trái
vụ tại Gia Lâm – Hà Nội.
 Chọn được mẫu giống hành củ có khả năng sinh trưởng, phát triển và tạo củ
trong điều kiện vụ Xuân hè, vụ Hè thu tại Gia Lâm – Hà Nội. Để phục vụ
cho công tác chọn tạo giống hành củ chịu nhiệt thích hợp cho gieo trồng trái
vụ ở Đồng bằng sông Hồng.

1.2.2. Yêu cầu
 Đánh giá được tình hình sinh trưởng, phát triển và tạo củ của các mẫu giống.
 Đánh giá được tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các mẫu giống.
 Đánh giá được năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu
giống.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
 Tạo nguồn vật liệu cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Chọn được mẫu giống hành củ có khả năng sinh trưởng tạo củ tốt trong điều
kiện trái vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất hành củ trái vụ ở vùng đồng bằng
sông hồng.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status