Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano bạc trên polyurethane mút xốp nhằm xử lý nguồn nước uống nhiễm khuẩn - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Luận văn ThS. Vật liệu và linh kiện Nano -- Trường Đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Tổng quan về nguồn nước nhiễm khuẩn-tác nhân gây bệnh, biên pháp xử lý nguồn nước, tính chất kháng khuẩn của hạt Nano kim loại và ứng dụng của Nano Bạc. Tiến hành thực nghiệm: Phương pháp chế tạo dung dịch keo Nano Bạc, phương pháp chế tạo vật liệu P.U tẩm Nano Bạc, đồng thời xác định tính kháng khuẩn của dung dịch keo Nano Bạc và vật liệu PU tẩm Nano Bạc. Đưa ra kết quả và bàn luận về chế tạo dung dịch Nano Bạc cũng như hoạt tính kháng khuẩn của vật liệu PU tẩm Nano Bạc
LỜI MỞ ĐẦU
Nhiễm khuẩn môi trƣờng nƣớc là một vấn đề cấp bách không phải chỉ ở Việt
Nam mà trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nƣớc kém phát triển. Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) đã thông báo rằng 80% trƣờng hợp bệnh tật tại các nƣớc cùng kiệt là do nguồn
nƣớc bị nhiễm khuẩn. Ngay tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành lân cận
đã thông báo sự ô nhiễm của nguồn nƣớc uống.
Có rất nhiều phƣơng pháp xử lý nguồn nƣớc nhiễm khuẩn nhƣ sử dụng màng lọc
vi khuẩn, đun sôi nƣớc, sử dụng các nguồn hoá chất khác nhau (chlor, iod,…) hay các
nguồn UV, ozone,…Gần đây, công nghệ nano phát triển mạnh mẽ và thực sự đi vào
đời sống của con ngƣời, trong đó công nghệ nano bạc chiếm tầm quan trọng đáng kể.
Nano bạc có khả năng diệt khuẩn nhanh, hiệu quả cao và ứng dụng nhiều trong sản
phẩm gia dụng, y tế, vệ sinh môi trƣờng. Về công nghệ nano bạc xử lý nguồn nƣớc
uống nhiễm khuẩn trên thế giới đã có màng lọc vi khuẩn nano bạc, cột xử lý nƣớc
dùng than hoạt tính tẩm bạc và tấm polyurethan tẩm nano bạc. Tại Việt Nam, nano bạc
đã xuất hiện trong một số sản phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực mỹ phẩm. Tuy vậy có
rất ít các nghiên cứu về nano bạc với mục đích xử lý nguồn nƣớc uống nhiễm khuẩn.
Mục tiêu của luận văn này là điều chế dung dịch nano bạc và vật liệu
polyurethane mang nano bạc đồng thời khảo sát độ bền, khả năng kháng khuẩn của
dung dịch nano bạc cũng nhƣ của vật liệu polyurethane xốp tẩm các hạt bạc có kích
thƣớc nano trên nguồn nƣớc uống bị nhiễm khuẩn. Đây là một kỹ thuật xử lý mới, ít
tốn kém, dễ dàng thực hiện ở những vùng nông thôn hay những vùng sâu, vùng xa
nhằm đem lại nguồn nƣớc sạch, cải thiện đời sống ngƣời dân.
1.1. NGUỒN NƯỚC NHIỄM KHUẨN – TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Nước là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản và quý giá nhất.
Các chuyên gia cho rằng trong thế kỷ 21 nước sẽ quý giá như dầu mỏ. Song nguồn tài
nguyên này càng ngày càng bị sử dụng quá mức, gây ô nhiễm nghiêm trọng và nước
đã trở thành nguồn sinh sản ra nhiều tác nhân gây bệnh. Theo tổ chức Y tế thế giới đã
khuyến cáo, 80% trường hợp bệnh tật ở các nước cùng kiệt là do nguồn nước nhiễm
khuẩn và cũng theo qui định của tổ chức này, nước uống phải không có vi khuẩn
E.coli nào trong bất kỳ 100ml mẫu nước khảo sát. Nếu phát hiện có vi khuẩn này thì
dù một lượng rất nhỏ (vết) cũng phải lập tức xử lý ngay. Việc lan truyền các dịch bệnh
qua nước uống đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Các bệnh truyền
nhiễm của con người như thương hàn, kiết lỵ, dịch tả, viêm gan và tiêu chảy là do các
vi sinh vật có quan hệ với nước uống ô nhiễm gây nên [32].
1.1.1 Các vi sinh vật gây bệnh trong nước
Trong số các đối tượng vi sinh vật gây bệnh sống trong nước phải kể đến một
số thay mặt gây bệnh nguy hiểm [8]:
*Salmonella typhi gây bệnh thương hàn với các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa,
nhiễm khuẩn huyết, sốt kéo dài, li bì, gây ra biến chứng trụy tim mạch...
*Vibrio Cholera gây bệnh tả biểu hiện chủ yếu bằng nôn và tiêu chảy với số
lượng lớn dẫn đến mất nước và chất điện giải trầm trọng, gây sốc nặng có thể dẫn đến
tử vong.
*Shigella gây bệnh lỵ trực khuẩn ở người, đây là một bệnh truyền nhiễm có thể
gây thành các vụ dịch địa phương. Thương tổn đặc hiệu ở ruột già, biểu hiện bằng hội
chứng lỵ với các triệu chứng: đau bụng quặn, đi ngoài nhiều lần, phân thường có máu.
*Clostridium perfringens gây nhiễm độc thần kinh, viêm ruột hoại tử, ngộ độc
thực phẩm với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy.
*Klebsiella pneumoniae gây các bệnh cơ hội như viêm phổi, viêm phế quản
phổi thứ phát sau cúm, sau sởi, sau ho gà, nhiễm trùng máu (thường gặp ở những bệnh
nhân bị suy kiệt như xơ gan, ung thư máu, suy tủy...). Ngoài ra còn có thể gây nhiễm
trùng đường tiết niệu, đường mật hay đường sinh dục, viêm màng não, viêm tai, viêm
xoang và viêm nội tâm mạc.
*Pseudomonas aeruginosa gây viêm màng trong tim, viêm đường hô hấp, viêm
phổi; nhiễm trùng máu, da, đường tiết niệu; viêm màng não mủ; viêm tủy xương.
*E. coli gây tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường sinh dục, nhiễm
khuẩn gan mật, nhiễm khuẩn huyết.
1.1.2. Các vi sinh vật chỉ thị mức độ vệ sinh của nước
Trong thực tế không thể xác định tất cả các vi sinh vật gây bệnh qua đường
nước vì phức tạp và tốn khá nhiều thời gian. Mục tiêu của việc kiểm tra vệ sinh nước


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status