Nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học tại các trường trung học phổ thông quận hải an thành phố hải phòng - pdf 25

Chia sẻ cho các bạn luận văn

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Về lý luận
Giáo dục đào tạo là một hoạt động xã hội có tính đặc thù. Phó Giáo sư-Tiến sĩ Đặng Quốc Bảo viết: ”Giáo dục sinh thành cùng với sự sinh thành xã hội loài người. Nó là hiện tượng phổ biến và vĩnh hằng trong đời sống, là nhân tố cốt lõi không thể thiếu và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội…Trong phạm vi một đất nước, giáo dục là nền tảng văn hóa của dân tộc đồng thời là mục tiêu và động lực của kinh tế…Giáo dục là tác nhân thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững đối với một đất nước”. GD&ĐT lấy con người làm đối tượng tác động hướng tới mục tiêu xây dựng con người có phẩm chất và năng lực đáp ứng theo yêu cầu của thời đại lịch sử đặt ra.
Nhận thức sâu sắc về con người và vai trò, ý nghĩa to lớn của GD&ĐT, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta và nhất là Bác Hồ đặc biệt quan tâm và coi trọng giáo dục. Người đã từng khẳng định:
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: " Phát triển Giáo dục và Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một XH học tập, thực hiện phương châm học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội”.
Thấm nhuần văn kiện của Đảng và nhà nước, Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng đã thực sự góp phần đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng GDĐT. Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2010-2015 một lần nữa xác định: ”Đổi mới toàn diện tạo bước phát triển mới về chất lượng GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH”.
Sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước là cơ sở nhận thức tư tưởng, là cơ sở lý luận để Bộ GD&ĐT cùng các Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trong cả nước xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, thực hiện sứ mệnh của mình.
1.2. Về thực tiễn
Trong những năm gần đây, thực thi nhiệm vụ đổi mới chương trình, nội dung phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá, kiểm tra theo hướng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện, các Sở GD&ĐT và nhất là các trường THPT đã thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng GD-ĐT. Trong đó các trường THPT đã đặc biệt quan tâm tới các giải pháp tiếp tục phát triển và nâng cấp CSVC-TTB phục vụ dạy và học cùng các biện pháp đổi mới QLGD. Tuy vậy, theo đánh giá của Bộ GD&ĐT việc quản lý TBDH sao cho có hiệu quả cao vẫn còn nhiều hạn chế: hạn chế về nguồn kinh phí, hạn chế về nhận thức và kỹ năng sử dụng TBDH của giáo viên, hạn chế về việc bảo quản TBDH.
Trong thời gian qua đã có một số nhà khoa học, một số thạc sỹ đã nghiên cứu về vấn đề quản lí CSVC-TBDH nhưng chủ yếu đi sâu về lí luận, cách sử dụng thiết bị dạy học nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu việc quản lí TBDH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH góp phần nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt là tại địa bàn quận Hải An chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này nên tui chọn đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lí giáo dục của mình là : “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học tại các trường THPT quận Hải An thành phố Hải Phòng” nhằm nghiên cứu thực trạng quản lí TBDH tại các trường THPT từ đó đề ra một số giải pháp giúp cho việc quản lí TBDH của nhà trường đạt hiệu quả và đưa chất lượng dạy học tại các trường THPT trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng ngày càng phát triển cao hơn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất một số giải pháp quản lý TBDH nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH của các trường THPT trên địa bàn quận Hải An-Hải Phòng.
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý CSVC-TBDH tại các trường THPT quận Hải An thành phố Hải Phòng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý TBDH tại các trường THPT quận Hải An-Hải Phòng.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu đề xuất được một số giải pháp đồng bộ, khoa học, khả thi thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH của nhà trường và có cơ sở tạo nên sự thực hiện và tính khả thi cho việc triển khai các giải pháp này vào thực tiễn giáo dục tại các trường THPT.
5. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận
- Hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo về công tác TBDH ở trường THPT.
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí TBDH của các trường THPT.
5.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn


lGiBOzGCIAx4tDZ
s/kmc0dlouurzyzqm4uho4sgao01t1wqy4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status