Thực trạng người chưa thành niên phạm tội tại địa bàn tỉnh Quảng Trị - pdf 25

Chia sẻ cho anh em luận án

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày nay là xã hội của hội nhập, của cơ chế thị trường, bao chuyển biến đáng kể trong nền kinh tế đồng thời cũng có bao chuyển biến về các giá trị đạo đức cũng như lối sống của con người, đặc biệt là người chưa thành niên. Người chưa thành niên là lứa tuổi rất đặc biệt. Các em không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Là lớp người sẽ kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Là những mầm non, chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, trẻ em phải được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục thành những con người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang đứng trước một thực tế rất đáng lo ngại, đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Sự phạm tội của các em không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà còn hủy hoại cuộc đời của chính các em. Chính vì vậy, chuyện các em phạm tội không chỉ là chuyện riêng của các em mà là chuyện của chúng ta, không chỉ là chuyện của từng gia đình mà là chuyện của toàn xã hội. Ý thức được vận mệnh của nhân loại trong tương lai và để giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã hội, Liên Hợp Quốc đã tổ chức nhiều hội nghị toàn thế giới với mục đích tìm ra giải pháp hữu hiệu cho cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm do người CTN gây ra, mà kết quả của nó là sự ra đời của nhiều văn bản có giá trị pháp lý toàn cầu.
Ở nước ta, việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên được coi là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước và được quan tâm hàng đầu. Việt Nam là nước đầu tiên của Châu Á và là nước thứ hai trên toàn Thế giới tham gia Công ước về quyền trẻ em. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong nước được ban hành, qui định các vấn đề liên quan đến trẻ em, như: Hiến pháp năm 1992, Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật giáo dục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách này, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại rất nhiều vướng mắc, tình trạng người CTN phạm tội vẫn còn đang tiếp diễn. Trong những năm gần đây, trên địa bàn cả nước số người CTN phạm tội đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ và hành vi phạm tội ngày càng tinh xảo. Tình trạng phạm tội ở người CTN không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống, trật tự an toàn xã hội mà còn gây nên sự hoang mang trong nhiều bậc phụ huynh và dư luận xã hội.
Cũng như tình hình chung của cả nước, Tỉnh Quảng Trị cũng đang phải đương đầu với tình hình gia tăng người CTN phạm tội này. Với nền kinh tế đang bước vào thời kì hội nhập, đời sống của người dân cũng đả phát triển, bên cạnh đó cũng có nhiều xã còn gặp nhiều khó khăn. Cũng chính vì thế sự gia tăng của tệ nạn xã hội, của hành vi phạm tội trong đó có sự phạm tội của người CTN đã gây nhiều bức xúc, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đòi hỏi phải có những giải pháp kịp thời để phòng chống tình trạng người CTN phạm tội. Chỉ khi nào giải quyết được tình trạng này chúng ta mới có thể đảm bảo rằng sẽ có một thế hệ trẻ đủ đức và đủ tài và có đủ khả năng gánh vác sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Từ thực tiển về tình trạng người CTN phạm tội tại địa bàn tỉnh Quảng Trị trong những năm qua, cùng với các lý do trên đây, được sự đồng ý của cô giáo Nguyễn Thị Xuân tui xin nghiên cứu đề tài “Thực trạng người chưa thành niên phạm tội tại địa bàn tỉnh Quảng Trị". tui hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đấu tranh phòng chống, đẩy lùi thực trạng người CTN phạm tội.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Ở góc độ đề tài nghiên cứu niên luận, mục đích của đề tài :
- Góp phần giáo dục ý thức pháp luật, tăng cường tinh thần đấu tranh phòng chống người CTN phạm tội trong toàn xã hội.
- Hạn chế những điều kiện phạm tội, tìm ra những giải pháp để ngăn chặn tình trạng người CTN phạm tội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: người chưa thành niên phạm tội
Phạm vi nghiên cứu:
+Nghiên cứu những chính sách hình sự của pháp luật Việt Nam đối với với người CTN phạm tội.
+Thực trạng người CTN phạm tội trên địa bàn huyện tỉnh Quảng Trị
+ Nguyên nhân, hạn chế vướng mắc và đề suất một số giải pháp
4. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở lý luận: Nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thanh niên.
Phương pháp nghiên cứu đề tài: dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phương pháp phân tích,tổng hợp, thống kê, so sánh
5. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
- Góp phần giáo dục ý thức pháp luật, tăng cường tinh thần đấu tranh phòng chống người CTN phạm tội trong toàn xã hội.
- Hạn chế những điều kiện phạm tội, tìm ra những giải pháp để ngăn chặn tình trạng người CTN phạm tội.
6. Kết cấu niên luận
Niên luận gồm:
Phần mở đầu
Phần nội dung (gồm 2 chương):
Chương 1: chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
Chương 2: thực trạng người chưa thành niên phạm tội tại địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Phần kết luận.


a5W7e42rBF2Au38
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status