Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi công nghệ sang hệ thông tin di động 4G - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hệ thống hóa hệ thống tin di động quá khứ, hiện tại và tương lai, nghiên cứu các yêu cầu hạ tầng viễn thông và xu hướng phát triển các công nghệ của thiết bị đầu cuối cũng như kỹ thuật truyền dẫn, nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi công nghệ, các thách thức khi tiến lên hệ 4G cũng như các yêu cầu về dịch vụ, chất lượng dịch vụ và tiêu chuẩn đánh giá mạng viễn thông để đưa ra lộ trình tiến lên hệ 4G cho mạng di động Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THÔNG TIN DI ĐỘNG
1.1. Những đặc thù của hệ thông tin di động
1.2. Tổng quan về hệ thông tin di động quá khứ, hiện tại và tƣơng lai
1.3. Giới thiệu hệ thông tin di động 4G
1.4. Kết luận
CHƢƠNG 2. YÊU CẦU HẠ TẦNG VIỄN THÔNG VÀ XU HƢỚNG
PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG NGHỆ
2.1. Yêu cầu hạ tầng viễn thông chung
2.2. Xu hƣớng phát triển mạng thông tin di động
2.3. Xu hƣớng sử dụng IP trong thông tin di động
2.4. Yêu cầu đối với đầu cuối 4G
2.5. Kết luận
CHƢƠNG 3. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ DI ĐỘNG 4G
3.1. Mô hình cấu trúc mạng 4G.
3.1.1. Nhƣợc điểm và ƣu điểm của mạng 3G và 3.5G
3.1.2. Mô hình mạng thông tin di động 4G.
3.2. Những vấn đề cơ bản trong cấu hình hệ thống 4G
3.2.1. Chuẩn
3.2.2. Cấu hình hệ thống
3.2.3. Thông số hệ thống
3.2.3.1.Downlink
3.2.3.2.Uplink
3.2.4. Công nghệ IP và IP di động
3.3. Chức năng của các phần tử trong mô hình.
3.3.1. Các phần tử mạng truy nhập vô tuyến.
3.3.2. Các phần tử mạng lõi.
3.3.3. Chức năng điều khiển.
3.3.4. Dịch vụ.
3.4. Những thách thức khi chuyển sang mạng 4G
3.4.1. Những thách thức
3.4.2. Giải pháp
3.4.2.1.Trạm di động
3.4.2.2.Hệ thống
3.4.2.3.Dịch vụ
3.5. Kết luận.
CHƢƠNG 4. DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG
4G
4.1. Yêu cầu cơ bản của 4G
4.2. Dịch vụ trong mạng 4G
4.3. Chất lƣợng dịch vụ trong mạng 4G
4.3.1. Khái niệm QoS
4.3.2. Kiến trúc QoS
4.3.3. Các tham số QoS trong mạng di động 4G.
4.3.4. Thách thức về chất lƣợng dịch vụ trong mạng di động 4G
4.3.5. Bảo mật dịch vụ.
4.4. Kết luận.
CHƢƠNG 5. LỘ TRÌNH TIẾN LÊN MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ 4 CHO
MẠNG DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
5.1. Đặc điểm mạng thông tin di động tại Việt Nam
5.2. Tiến trình triển khai lên 4G từ 2.5G của mạng di động tại Việt Nam
5.3. Kết luận
KẾT LUẬN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THÔNG TIN DI ĐỘNG
1.1. NHỮNG ĐẶC THÙ CỦA HỆ THÔNG TIN DI ĐỘNG.
Nói đến thông tin di động là người ta nói đến việc liên lạc truyền thông bằng
sóng điện từ. Như chúng ta biết, từ năm 1897, Guliemo Marconi đã thực hiện việc liên
lạc từ đất liền đến các con tầu trên biển bằng sóng điện từ, hay xa hơn là những tín hiệu
phức tạp khác như vô tuyến truyền hình ra đời vào những năm 1930, vậy tại sao phải
chờ đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX thông tin di động mới thực sự phát triển và có
những bước tiến vượt bậc trong việc kết nối thế giới trong tầm tay, vào mọi lúc, mọi
nơi. Để hiểu được điều này ta giả thiết: mỗi một cuộc liên lạc giữa hai người cần một
đường truyền độc lập hay còn gọi là kênh vô tuyến. Mỗi kênh cần tối thiểu một dải
thông 3.103 Hz (đây là dải thông ứng với tiếng nói, trên thực tế chúng ta cần dải thông
lớn hơn nhiều). Với dải thông từ 03Ghz (3.109 Hz) cho phép số người dùng là một
triệu người dùng cùng một lúc. Vậy làm thế nào để phục vụ hàng chục triệu thuê bao
trong khi tài nguyên tần số vô tuyến là có hạn? Giải pháp đặt ra ở đây là sử dụng lại tần
số. Điều đó có nghĩa một cuộc di động này có thể sử dụng lại tần số của một cuộc di
động khác với điều kiện hai cuộc di động phải ở cách xa nhau về mặt địa lý đủ lớn để
sóng truyền đến nhau nhỏ hơn sóng của hai người trong cuộc đàm thoại. Do vậy, để
thích hợp cho việc quản lý, người ta chia vùng phục vụ ra thành các ô nhỏ được gọi là
các ô tế bào. Hai cuộc liên lạc ở hai ô tế bào đủ xa nhau để có thể sử dụng cùng một tần
số sóng điện từ thông qua việc quản lý tại một trạm trung tâm của tế bào [1].
Hệ quả tất yếu của giải pháp sử dụng lại tần số là:
 Chuyển giao.
 Đăng ký vị trí.
 Chống nhiễu cùng kênh và kênh lân cận.  Quản lý kênh truyền.
Tất cả các vấn đề trên đều phải xử lý trong thời gian thực. Bên cạnh đó, các yêu cầu
của người dùng về thiết bị như kích thước, trọng lượng, tuổi thọ của pin đã đặt ra các
đòi hỏi rất cao về công nghệ điện tử và các kỹ thuật xử lý tín hiệu. Chính vì vậy, chúng
ta phải đợi đến khi những tiến bộ của công nghệ điện tử chín muồi vào những năm 80,
thông tin di dộng mới thâm nhập vào đời sống xã hội.
1.2. TỔNG QUAN HỆ THÔNG TIN DI ĐỘNG QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ
TƯƠNG LAI.
Lịch sử phát triển
1873: Phương trình Maxwells.
1886: Hertz chứng minh sự tồn tại của sóng vô tuyến.
1895: Marconi phát minh điện báo vô tuyến.
1900: Fessenden truyền tín hiệu thoại vô tuyến thành công:
Liên lạc vô tuyến giữa các tàu thuỷ và các trung tâm trên bờ
Liên lạc vô tuyến giữa máy bay và mặt đất.
1921: Hệ thống vô tuyến phục vụ cảnh sát đầu tiên, Detroit.
Các hệ thống điện thoại vô tuyến cá nhân đầu tiên ra đời.
1946: Hệ thống điện thoại vô tuyến công cộng đầu tiên, St. Louis.
Ra đời các điện thoại vô tuyến HF (Sử dụng băng tần: 2-22Mhz ).
1979: Ra đời mạng vô tuyến tổ ong AMPS
(AMPS là sự kết hợp của hệ thống AT&T tại Chicago và Motorola tại
Washington/Baltimore: chuẩn AMPS tương tự sử dụng dải tần 800Mhz) 1980: Tiêu chuẩn nhắn tin POCSAG.
1982: Dịch vụ INMARSAT.
1982: Các mạng vô tuyến tổ ong NMT450.
(NMT450: điện thoại di động Bắc Âu_phát triển hệ thống 450Mhz có cấu trúc ô nhỏ)
1984: Các mạng vô tuyến tổ ong TACS (Hệ thống thông tin thâm nhập toàn bộ)
1991: Các mạng vô tuyến tổ ong GSM.
1992: Hệ thống điện thoại không dây DECT.
1995: Mạng CDMA đầu tiên.
1995: Mạng nhắn tin ERMES
1996: Mạng TETRA.
2001: Phát triển các tiêu chuẩn FPLMTS/IMT2000 and UMTS [2]
Nhìn lại quá trình phát triển của các mạng truyền thông di động, đầu tiên là các
hệ thống điện thoại tế bào analog ra đời ở Mỹ và Châu Âu (1G) dựa trên kỹ thuật tương
tự chỉ có khả năng truyền thoại, rồi đến những công nghệ liên quan đến kỹ thuật số
(2G và 3G) đã làm thay đổi căn bản trong lĩnh vực thông tin di động, trong xử lý tín
hiệu số và ứng dụng dịch vụ.
Trong những năm đầu thập kỷ 80, hệ thống điện thoại tế bào tương tự đã được
phát triển nhanh chóng ở Châu Âu đặc biệt là Scandinavia và Anh, Pháp, Đức. Mặc dù
mỗi quốc gia này đều phát triển chuẩn cho riêng hệ thống của mình nhưng các chuẩn
này đều được tương thích với nhau về mặt thiết bị cũng như quá trình vận hành. Tuy
nhiên một tình huống không mong đợi đã xảy ra, đó là các thiết bị di động không chỉ bị
giới hạn vùng hoạt động trong vùng biên giới giữa các quốc gia mà nói còn ảnh hưởng
đến thị trường tiêu thụ thiết bị cũng như tính thiếu kinh tế của thiết bị. Các quốc gia
Châu Âu đã sớm nhận ra điều này, vào năm 1982, Hội nghị Bưu chính viễn thông


y27162m7508sfpt
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status