Công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất xi măng - pdf 25

Chia sẻ cho các bạn tài liệu
Mục lục:
Chương I. Tổng quan về công nghệ sản xuất xi măng Pooclăng: 4
1.1 Định nghĩa xi măng [1] 4
1. 2. Thành phần hóa học của clinke Portland 4
1.3. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xi măng Pooclăng: 6
Chương II. Bụi: 7
2.1. Quá trình phát sinh bụi: 7
2.1.1. Các công đoạn phát sinh bụi: 10
2.1.2. Quy trình xử lý bui: 13
a) Công nghệ khai thác sét: 13
b) Hệ thống sử lý bụi : [2] 13
2.1.2.1 Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của lọc bụi tĩnh điện [3] 15
A) Nguyên lý hoạt động của bộ lọc bụi tĩnh điện 15
B) Cấu tạo của bộ lọc bụi tĩnh điện ESP bao gồm: 16
C) Một số bộ phận quan trọng khác 24
D) Các nhân tố ảnh hưởng tới thiết bị lọc bụi điện 25
Chương III. Nước Thải:[4] 31
3.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước : 31
3.2. Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước : 32
Chương IV. Các chất gây ô nhiễm khác và biện pháp xử lý 34
4.1 Khí thải: 34
4.1.1. Ô nhiễm từ các nguồn khí thải của nhà máy 35
4.1.2 Xử lý khí NOx 36
4.1.3 Xử lý SO2 37
4.2 Chất thải rắn : 38
4.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn : 38
4.2.2 Xử lý các chất thải rắn : 39
4.3 Ô nhiễm đối với các môi trường vật lý : 39
4.3.1. Tiếng ồn và rung động : 39
4.3.2 Ô nhiễm nhiệt : 40
4.4 Các phương pháp khác 40
4.4.1 Quy hoach cây xanh: 40
4.4.2Quản lý môi trường tại nhà máy: 41
4.4.3 Giám sát và quan trắc môi trường: 41
Chương IV. Tổng Kết 42
Tài liệu tham khảo 43

Mở Đầu:
Trong những năm gần đây, chúng ta không thể phủ nhận được sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật của thế giới. Nền công nghiệp thế giới đã đạt đến trình độ kỹ thuật cao, với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Cùng vớisự phát triển ấy, mức sống của con người cũng được nâng cao và nhu cầu của con người cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, hệ quả của sự phát triển ấy là một loạt các vấn đề về môi trường như trái đất nóng lên, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, mực nước biển dâng hay biến đổi khí hậu… Trước thực trạn gấy con người đã có ý thức về bảo vệ môi trường, ý thức về mối quan hệ giữa “phát triển kinh tế” và “bảo vệ môi trường”. Vấn đề “phát triển bền vững” đã không còn xa lạ và đây là mối quan tâm không của riêng ai đặc biệt là các nước đang trên đà phát triển như Việt Nam chúng ta.
Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầngcho các khu công nghiệp, xây dựng đường giao thông, nhà ở và các công trình khác tăng lên rõ rệt. Do đó nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng đặc biệt là nhu cầu về xi măng tăng cao. Yêu cầu tất yếu được đặt ra là ngành công nghiệp xi măng cần được đầu tư phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu trên. Trước thực tế đó, nhà máy ximăng Hải Phòng mới ra đời với mục đích cung cấp xi măng cho thị trường trong nước và xuất khẩu đồng thời thay thế nhà máy xi măng Hải Phòng cũ đã không đáp ứng được nhu cầu xi măngcũng như không đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường.
Đặc trưng của chất thải ngành công nghiệp xi măng là ô nhiễm bụi gây tác hại lớn với môi trường và sức khoẻ con người, bụi , khí và nước là nguồn ô nhiễm chủ yếu cần được xử lý. Do đó việc thiết kế một hệ thống xử lý bụi và các chất thải khác trong nhà máy trước khi thải ra môi trường là hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bềnvững của ngành công nghiệp xi măng. Nhà máy xi măng Hải Phòng mới sản xuất ximăng vớicông nghệ lò quay theo phương pháp khô nên sản lượng xi măng lớn và ô nhiễm ít hơn nhiều so vớicông nghệ lò đứng. Trong báo cáo đề cập tới hệ thống xử lý bụi ximăng bao gồm thiết bị lọc bụi tĩnh điện và các thiết bị xử lý các chất thải khác của nhà máy.

Bài Báo Cáo Môn: Công Nghệ Xử Lý Môi Trường
Đề tài: Xử lý chất thải trong nhà máy xi măng Pooclăng
( xi măng Hải Phòng)

Chương I. Tổng quan về công nghệ sản xuất xi măng Pooclăng:
1.1 Định nghĩa xi măng [1]
_Xi măng là một loại khoáng chất được nghiền mịn và là chất kết dính thủy lực được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia. Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định. Vì tính chất kết dính khi tác dụng với nước, xi măng được xếp vào loại chất kết dính thủy lực .
_ Xi măng Portland là loại xi măng thông dụng, có thể gọi là xi măng thường để phân biệt với các loại xi măng đặc biệt khác như xi măng aluminat, xi măng pouzzolan, xi măng xỉ lò cao v.v... Loại xi măng này có thành phần chủ yếu là clinke Portland (chiếm trên 90% khối lượng) ngoài ra còn có thạch cao (3-5%) và các chất phụ gia khoáng khác (xỉ lò, tro than, pouzzolan tự nhiên, v.v…) có khả năng đóng rắn và bền vững trong nước.


4kQ0boU7C06hJfC
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status