Phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ Việt Nam tại Việt Nam hiện nay - pdf 25

Chia sẻ các bạn luận văn


A.MỞ ĐẦU:

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tổ chức phi chính phủ Việt Nam và quản lý Tổ chức phi chính phủ Việt Nam là vấn đề mới, luôn mang tính thời sự trong tình hình hiện nay ở nước ta. Để các Tổ chức phi chính phủ Việt Nam hoạt động có hiệu quả xã hội cao thì việc quản lý về vấn đề này của Nhà nước là đặc biệt quan trọng. Trong đó cần chú trọng đến vấn đề: Phân cấp trong quản lý Tổ chức phi chính phủ Việt Nam ở Việt Nam hiện nay.

II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

-Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ Việt Nam tại Việt Nam hiện nay.
-Phân tích đánh giá về thực trạng việc phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ Việt Nam tại Việt Nam hiện nay.
-Đưa ra một số giải pháp đối với công tác phân cấp cấp trong quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ Việt Nam tại Việt Nam hiện nay.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

-Đối tượng nghiên cứu: Là cơ sở lý luận và thực tiễn của phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ Việt Nam tại Việt Nam hiện nay.
-Phạm vi nghiên cứu: Trên toàn hệ thống cơ quan Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

-Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
-Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát.
-Phương pháp thống kê, tổng hợp, đối chiếu, so sánh.




B. NỘI DUNG:

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC
PHI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM:

I. KHÁI QUÁT CHUNG:

1.Khái niệm:
-Tổ chức phi chính phủ Việt Nam: Là tổ chức tự nguyện của nhân dân Việt Nam, có tư cách pháp nhân; cùng ngành, nghề, giới, nhu cầu,… hoạt động một cách thường xuyên để thực hiện mục tiêu chung, không vì mục tiêu phân chia lợi nhuận và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam.

-Quản lý nhà nước: Là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước.

-Quản lý nhà nước về tổ chức phi chính phủ: Là quá trình nhà nước sử dụng các cách quản lý để tác động, điều chỉnh các hoạt động của tổ chức phi chính phủ diễn ra theo quy định của pháp luật.

-Phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ Việt Nam: Là sự phân định nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam.

2.Sơ lược về tổ chức phi chính phủ:
a. Cơ sở hình thành tổ chức phi chính phủ:
-Cơ sở lý luận:
+Lý luận về vai trò quyết định của nhân dân trong quá trình phát triển của lịch sử loài người.
+Con người là trung tâm, mục đích của quản lý và hoạt động xã hội.
+Thực hiện chức năng của nhà nước.
-Cơ sở thực tiễn:
+Cơ cấu xã hội.
+Nền kinh tế.
+Điều kiện lịch sử, văn hóa.
+Yêu cầu giải quyết những vấn đề xã hội của các hoạt động từ thiện:
Sự phát triển, phân hóa và phân tầng xã hội.
Anhr hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.

b.Tổ chức phi chính phủ ở Việt nam hiện nay gồm có:
-Tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
-Tổ chức phi chính phủ Việt Nam.

c.Các loại hình tổ chức phi chính phủ Việt Nam ở nước ta hiện nay:
-Hội: là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-Qũy xã hội, quỹ từ thiện: là tổ chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân do một hay nhiều cá nhân, tổ chức tự nguyện dành một khoản tài sản nhất định để thành lập hay thành lập thông qua hợp đồng, hiến tặng, di chúc, nhằm mục đích hỗ trợ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các hoạt động vì lợi ích cộng đồng không vì mục đích lợi nhuận, quỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận Điều lệ.

-Cơ sở bảo trợ xã hội tư nhân: do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội.

-Các tổ chức khoa học công nghệ: : là tổ chức do một người hay một số người tự thành lập.

đ. Tính chất của tổ chức phi chính phủ:
-Tính xã hội.
-Tính tự nguyện.
-Tính nghề nghiệp,giới, sở thích và nhân đạo.
-Tính thời đại.
-Tính phi lợi nhuận.

e. Vai trò của tổ chức phi chính phủ:
-Đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng và phát huy chức năng động, tích cực xã hội của các thành viên.


7WGc5uH5DMSEaY3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status