Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2009 - pdf 25

Link tải luận văn free
Làm thế nào để có thể đánh giá một nền kinh tế mạnh hay yếu? Biểu hiện của nó thể hiện trên những nhân tố nào? Những nhân tố để có thể đánh giá một nền kinh tế đó là dựa trên các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế GDP, lạm phát và thất nghiệp, giá cả đồng tiền của quốc gia đó… Trong đó, hai chỉ tiêu được quan tâm nhiều nhất của không chỉ của các nhà hoạch định chính sách mà toàn bộ chủ thể trong nền kinh tế đó chính là lạm phát, thất nghiệp và mối quan hệ giữa chúng.
Nền kinh tế Việt Nam từ sau đổi mới năm 1986 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn song cũng mắc không ít những khó khăn, sự biến động liên tục trong nền kinh tế có những năm nền kinh tế tăng trưởng cao và kéo dài trong nhiều năm song cũng có những năm lạm phát cao cùng với tỷ lệ thất nghiệp cao, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Nhà nước đã có nhiều chính sách để điều chỉnh nền kinh tế, phát triển nền kinh tế theo những mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, do xuất phát điểm từ một nền kinh tế nông nghiệp nhỏ bé, cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung kéo dài bắt đầu bước sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Đặc biệt khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực tính phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới càng lớn.
Xuất phát từ yêu cầu đó, việc nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô từ đó có những chính sách phát triển phù hợp đóng vai trò quan trọng. Chính vì thế nhóm quyết định đi nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009”. Đề tài trước hết nghiên cứu một số lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp sau đó đưa lý thuyết ứng dụng vào nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 nhằm phân tích, đánh giá, nhìn nhận từ đó kiến nghị, đề xuất một số biện pháp để một mặt kiềm chế lạm phát, một mặt tạo ra nhiều công ăn việc làm trong nền kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững và kiềm chế lạm phát của Nhà nước ta trong thời gian tới.
Đề tài bao gồm có 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009
Chương 4. Các kết luận, thảo luận và một số đề xuất kiến nghị về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Lạm phát và thất nghiệp luôn là vấn đề nóng hổi trong nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng là vấn đề đau đầu của các nhà hoạch định chính sách. Làm sao để có mức lạm phát như mong muốn góp phần bôi trơn toàn bộ nền kinh tế? Làm thế nào để tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất cho người lao động, hạ tỷ lệ thất nghiệp đến mức thấp nhất? Đó luôn là những câu hỏi đặt ra đối với những nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách. Nhưng để đảm bảo được cả hai mục tiêu nói trên là vấn đề rất khó có thể đạt được. Trong ngắn hạn chúng ta sẽ phải chấp nhận sự đánh đổi một trong hai hay là có được lạm phát như mong muốn nhưng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng hay là chấp nhận tạo được nhiều công ăn việc làm trong điều kiện lạm phát cao.
Ở Việt Nam sau thời kỳ đổi mới năm 1986 có những năm lạm phát ở mức 3 con số, nền kinh tế trong trạng thái khủng hoảng trầm trọng và từ đó đến nay đặc biệt từ những năm 2000 trở lại đây lạm phát đã được kiềm chế ở mức 2 con số. Khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO lạm phát lại có xu hướng tăng lên trong khi tỷ lệ thất nghiệp cũng có xu hướng tăng mà không giảm. Phải chăng lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam có những đặc điểm riêng so với các quốc gia khác cũng như quy luật đánh đổi trong ngắn hạn.
Lạm phát và thất nghiệp là hai yếu tố gắn trực tiếp với hoạt động hàng ngày của mỗi con người, nó tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến đời sống của chúng ta. Lạm phát gia tăng khiến cho giá cả trở lên đắt đỏ hơn cuộc sống khó khăn hơn. Thất nghiệp luôn luôn bám đuổi chúng ta nếu chúng ta không thực sự cố gắng. Và thất nghiệp kéo theo đó là sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế. Vậy liệu rằng chúng ta có thể kiềm chế được sự gia tăng của giá cả, đẩy mạnh được tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế, tận dụng được cơ hội để phát triển và phát triển một cách bền vững.
Và để có thể đưa ra được những chính sách hợp lý mang tầm vĩ mô đặt ra yêu cầu rất lớn đối với các nhà hoạch định chính sách.
Để có thể có những chính sách hợp lý, đảm bảo đạt được các mục tiêu tầm vĩ mô có lợi cho toàn bộ nền kinh tế chúng ta phải hiểu rõ được hai yếu tố thất nghiệp và lạm phát, nguyên nhân và tác động cũng như mối quan hệ giữa chúng cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm của nền kinh tế.
Mỗi nền kinh tế có đặc điểm riêng và mỗi quốc gia lại có những điều kiện riêng để phát triển kinh tế. Nước ta từ một nước nông nghiệp với trình độ phát triển thấp tiến hành phát triển kinh tế trong xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ. Nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao ở Châu Á. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhìn thấy rằng lạm phát ở Việt Nam vẫn còn có xu hướng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt tăng mạnh trong 2 năm vừa qua.


77JQA4paD73tGs2
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status