Ảnh hưởng của văn hóa truyền thống với văn hóa hành chính Việt Nam hiện nay - pdf 25

Link tải tiểu luận Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống đối với văn hóa hành chính Việt Nam hiện nay
Cải cách hành chính là một đòi hỏi tất yếu để xây dựng nền hành chính công
chuyên nghiệp, hiện đại và phục vụ nhân dân. Tuy không nằm trong nội dung tổng
thể của chương trình cải cách hành chính, nhưng văn hóa hành chính được coi là
yếu tố quan trọng, tác động tích cực đến hiệu quả của cải cách hành chính.
Văn hóa hành chính là một hợp phần của văn hóa nói chung và chịu ảnh hưởng của
văn hóa truyền thống dân tộc. Để hiểu rõ hơn về văn hóa hành chính Việt Nam, bài
viết xin đề cập đến những ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống đối với văn
hóa hành chính ở Việt Nam hiện nay.

1. Một số khái niệm liên quan

1.1 Văn hóa

Hiện nay có hàng trăm cách quan niệm khác nhau về văn hóa. Theo UNESCO
(1982), văn hóa được định nghĩa như sau:

Trong nghĩa rộng nhất, “văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng
biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội
hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các
giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả
năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật
đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính
nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một
phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm
tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt
trội lên bản thân”.

Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể nói
chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa
khóa của sự phát triển.

1.2 Văn hóa truyền thống (văn hóa dân tộc)

Việt Nam là một quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời, mang những nét đặc
trưng của văn hóa nông nghiệp lúa nước, tự cấp tự túc. Trong quá trình phát triển, văn hóa Việt Nam đã có sự giao thoa, tiếp biến với những nền văn hóa bên ngoài
như Trung Hoa, Ấn Độ, Pháp, Nga, Hoa Kỳ,… Văn hóa Việt Nam đã tiếp thu
những giá trị tiến bộ từ bên ngoài, đồng thời vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc
văn hóa của mình.

Theo GS.TS Lê Văn Quán (2007), văn hóa truyền thống Việt Nam mang những
đặc điểm cơ bản của văn hóa truyền thống phương Đông:

- Cội nguồn văn hóa: là nền văn hóa gốc nông nghiệp;

- Môi trường sống: xứ nóng (nhiều mưa), đồng bằng (ẩm thấp);

- Lối sống chủ yếu: trồng trọt, định cư, trọng tĩnh, hướng nội, khép kín;

- Tư duy nhận thức: tổng hợp, biện chứng (trọng quan hệ), chủ quan, duy linh;

- Ứng xử với môi trường tự nhiên: thuận theo tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên;

- Ứng xử với môi trường xã hội: nặng về cộng đồng, đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm
mềm dẻo, hiếu hòa, trọng tình, trọng đức, trọng phụ nữ, trọng văn;

- Tổ chức cộng đồng Việt Nam: linh hoạt, trọng tập thể, ý thức cộng đồng cao.

1.3 Văn hóa hành chính

Văn hóa hành chính ra đời rất sớm, gắn với sự xuất hiện của các nền hành chính
trong thời kỳ cổ đại ở phương Tây và phương Đông. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện
nay, văn hóa hành chính chưa được quan tâm, nghiên cứu nhiều, không xuất hiện
một cách trực diện dưới góc độ một thuật ngữ khoa học trong sách báo chuyên
ngành.

Theo TS. Vũ Anh Tuấn (2009), có thể nhận diện văn hóa hành chính từ một số đặc
điểm chủ yếu sau:

- Về phạm vi: Văn hóa hành chính là một bộ phận cấu thành của văn hóa và là bộ
phận gắn liền với lĩnh vực tổ chức và hoạt động của nền hành chính nhà nước.

- Về cấu trúc: Văn hóa hành chính bao gồm tổng thể các giá trị, niềm tin, trông đợi,
truyền thống, tâm lý… được tạo lập và biểu hiện trong các bộ phận cấu thành của
nền hành chính như thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức.

L4VmLR3toU25u9j
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status