Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở ở tỉnh Vĩnh Phúc - pdf 25

Link tải luận văn thạc sỹ miễn phí
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là vốn quý của mỗi con ngƣời, có sức khỏe thì con ngƣời mới
có thể tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội. Mỗi con ngƣời khỏe mạnh tạo
nên một xã hội khỏe mạnh, một xã hội khỏe mạnh mới có thể phát triển thành
một xã hội hùng mạnh. Bảo vệ và tăng cƣờng sức khỏe nhân dân là mối quan
tâm thƣờng xuyên của Đảng và Nhà nƣớc ta, là trách nhiệm cao quý của tất cả
các ngành, các đoàn thể, mà trƣớc hết là của ngành Y tế. Đảng ta đã khẳng
định: "Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu
phấn đấu cao nhất, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn
lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Con người đóng vai trò vừa là
trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển" (Nghị
quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23/2/2005). Trong giai đoạn hiện
nay, đất nƣớc ta đang bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới và từng bƣớc
tiếp cận nền kinh tế tri thức, vấn đề phát triển con ngƣời và nguồn nhân lực
ngày càng trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng, cần đƣợc quan tâm giải quyết.
Trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đội ngũ thầy thuốc, nhất là
những ngƣời có trình độ cao đóng vai trò rất quan trọng.
, sau 15 năm tái lập, tốc
độ phát triển kinh tế liên tục ở mức cao và ổn định, cao hơn nhiều so với mức
chung của cả nƣớc và cũng cao hơn các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, tốc độ tăng dân số cũng khá nhanh,
cao hơn các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và cả nƣớc. Hiểu rõ vai trò của việc
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân
lực, trong thời gian qua, các thế hệ lãnh đạo ngành y tế tỉnh Vĩnh Phúc đã
quan tâm tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực y tế. Tuy vậy, hiệu quả của các giải pháp này vẫn chƣa đáp
ứng kịp nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Nhân lực y tế trong những
năm qua đã tăng cả về số lƣợng và trình độ chuyên môn, số dƣợc sĩ trung cấp
đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức
ở tất cả các tuyến, đó là: Tỷ lệ bác sĩ, dƣợc sĩ đại học (DSĐH)/10.000 dân còn
thấp so với trung bình của cả nƣớc; Mất cân đối giữa nhân lực y và dƣợc. Sở
Y tế quản lý 37 DSĐH, số này chủ yếu tập trung tại tuyến tỉnh. Bình quân
mỗi huyện mới có 1 DSĐH. Các trạm y tế (TYT) xã vẫn thiếu nhiều cán bộ
dƣợc. Thiếu DSĐH làm công tác thanh tra và dƣợc lâm sàng; Nhân lực có
trình độ cao còn ít và phần lớn tập trung ở tuyến tỉnh. Tỷ lệ cán bộ có trình độ
sơ cấp khá cao ở tuyến xã. Rất thiếu lƣơng y trong hệ thống công lập, thiếu
cán bộ về y tế công cộng (YTCC); Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tuy đã
đƣợc đầu tƣ và nâng cấp, song so với quy định của Bộ Y tế vẫn còn nhiều hạn
chế ở tất cả các tuyến, bao gồm cả những trang thiết bị kỹ thuật cao và trang
thiết bị cơ bản cho tuyến y tế cơ sở;

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status