Xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần hóa hữu cơ huấn luyện học sinh giỏi cấp Quốc gia, Quốc tế - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Hóa lý thuyết và hóa lý -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng quan các vấn đề lí luận và thực tiễn về bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) ở nước ta hiện nay. Nghiên cứu nội dung chương trình, kiến thức hóa học chuyên; các đề thi HSG cấp tỉnh, cấp khu vực, cấp quốc gia và quốc tế phần hóa hữu cơ. Đi sâu nghiên cứu các bài thực hành hóa hữu cơ trong các bài chuẩn bị và các đề thi học sinh giỏi quốc tế qua các năm. Xây dựng một số bài thực nghiệm hóa hữu cơ và hệ thống câu hỏi phù hợp với từng mức độ của các kì thi HSG quốc gia và quốc tế. Làm thực nghiệm, kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của đề tài; xử lý kết quả thu được
Ở ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách đây 528 năm (1484-2012), trên tấm bia tiến sỹ đầu tiên dựng tại Văn
Miếu Quốc Tử Giám ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442 có khắc ghi những dòng chữ:
“...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nƣớc mạnh mà
hƣng thịnh, nguyên khí suy thì thế nƣớc yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vƣơng
thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun
trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết... ”. Câu nói ấy của vị Tiến sỹ
Triều Lê Thân Nhân Trung không chỉ dừng lại trong lịch sử Việt Nam trƣớc đây,
mà ngày nay, trong thời đại tri thức nó vẫn còn nguyên giá trị đối với sự phát triển
đất nƣớc.
Điều này cũng đƣợc thể hiện trong nghị quyết của Đảng ta: “Hoàn thiện hệ
thống cơ chế, chính sách phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng nhân tài đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và “...tạo bƣớc chuyển căn bản trong việc
phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng nhân tài và đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên
gia giỏi; xây dựng Chiến lƣợc quốc gia về nhân tài, coi đó là giải pháp rất quan
trọng trong việc thực hiện chiến lƣợc cán bộ” [35,36]. Yêu cầu đó đã đặt ra cho
ngành giáo dục ngoài nhiệm vụ đào tạo toàn diện còn có chức năng phát hiện và bồi
dƣỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, đào tạo đội ngũ học sinh có kiến thức, có
năng lực tự học, tự nghiên cứu, đạt nhiều thành tích cao góp phần quan trọng nâng
cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục phổ thông; đào tạo họ thành những nhà khoa
học, những chuyên gia giỏi cho từng lĩnh vực, tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao
cho đất nƣớc.
Hóa học là ngành khoa học cơ bản, có vai trò trung tâm và gắn liền với sự
phát triển của các ngành khoa học và các lĩnh vực khác của xã hội nhƣ năng lƣợng,
lƣơng thực thực phẩm, y tế, may mặc,... Nhu cầu về đội ngũ cán bộ khoa học, công
nghệ hóa học có trình độ cao là không thể thiếu. Để có đƣợc đội ngũ này cần có sự
phát hiện, bồi dƣỡng, đào tạo và sử dụng các nhân tài và năng khiếu hóa học từ
Mặt khác, hóa học là khoa học thực nghiệm. Thí nghiệm hóa học giữ vai trò
đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học hóa học ở phổ thông. Thí nghiệm hóa
học là cơ sở để học tập hóa học và rèn luyện kĩ năng thực hành; thông qua thí
nghiệm hóa học giúp học sinh củng cố kiến thức, góp phần phát triển tƣ duy, khả
năng sáng tạo, vận dụng kiến thức, liên hệ kiến thức với thực tiễn, kĩ năng lập kế
hoạch và tác phong làm việc khoa học,...làm tăng niềm hứng thú say mê học tập bộ
môn.
Tuy nhiên, ở nƣớc ta hiện nay việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học
hóa học phổ thông còn chƣa phổ biến hay chƣa phát huy đƣợc hết vai trò của nó, vì
vậy cần có sự đổi mới để khắc phục hiện tƣợng dùng thí nghiệm hóa học chủ yếu để
minh họa kiến thức chứ chƣa khai thác theo hƣớng tích cực. Đặc biệt, trong các kì
thi HSG ở nƣớc ta, kể cả kì thi HSG quốc gia, cho tới nay phần thực nghiệm vẫn
chƣa nhiều. Trong khi đó, kì thi HSG hóa học quốc tế (IChO – International
Chemistry Olympiads) luôn gồm hai phần, phần lí thuyết (chiếm 60%) và phần
thực hành (chiếm 40% tổng số điểm). Nhận thức đƣợc tính cấp thiết đó, từ năm học
2011- 2012 lãnh đạo Bộ GD & ĐT Việt Nam đã triển khai thí điểm đƣa thêm phần
thực nghiệm hóa học vào kì thi HSG quốc gia nhằm phát triển và đánh giá toàn diện
hơn khả năng học tập hóa học của học sinh, đồng thời bắt kịp với xu hƣớng của các
đề thi quốc tế, chuẩn bị tốt cho kì thi HSG hóa học quốc tế năm 2014 (IChO 46) sẽ
đƣợc tổ chức tại Việt Nam.
Là một giáo viên đang giảng dạy ở trƣờng THPT, qua thực tiễn công tác và
từ những lý do trên, tui chọn đề tài “Xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm
phần hóa hữu cơ huấn luyện học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế” với mong muốn
góp phần xây dựng một tƣ liệu dạy học, bồi dƣỡng HSG phần hóa học hữu cơ; đồng
thời tạo một tài liệu học tập cho các em học sinh khi tham gia các kì thi HSG, góp
phần nâng cao chất lƣợng dạy học.
y dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần hóa hữu cơ BDHSG cấp QG- Q
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Nội dung bài tập thực hành hóa hữu cơ trong chƣơng trình hóa phổ thông và
trong kì thi Olympiad hóa học quốc tế (IChO)
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng một số bài thí nghiệm thực hành hóa học hữu cơ phù
hợp nhằm bồi dƣỡng và rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh giỏi cấp
quốc gia, quốc tế.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan các vấn đề lí luận và thực tiễn về bồi dƣỡng HSG ở
nƣớc ta hiện nay.
- Nghiên cứu nội dung chƣơng trình, kiến thức hóa học chuyên; các đề thi
HSG cấp tỉnh, cấp khu vực, cấp quốc gia và quốc tế phần hóa hữu cơ. Đi sâu nghiên
cứu các bài thực hành hóa hữu cơ trong các bài chuẩn bị và các đề thi học sinh giỏi
quốc tế qua các năm.
- Xây dựng một số bài thực nghiệm hóa hữu cơ và hệ thống câu hỏi phù hợp
với từng mức độ của các kì thi HSG quốc gia và quốc tế.
- Làm thực nghiệm, kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của đề tài; xử lý kết
quả thu đƣợc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Tổng hợp các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
- Tổng hợp và nghiên cứu các kiến thức hóa học hữu cơ, hóa học phân tích,
hóa lý,...cần thiết để xây dựng một số bài thực hành.
- Nghiên cứu các đề thi HSG hóa học quốc gia, đề thi Olympiad hóa học
quốc tế.
- Làm thí nghiệm, thực nghiệm sƣ phạm; trao đổi kinh nghiệm với các giáo
viên giảng dạy hóa học ở trƣờng chuyên.
- Xử lý kết quả thí nghiệm và thực nghiệm sƣ phạm dựa vào phƣơng pháp
thống kê toán học.
6. Đóng góp của đề tài
- Xây dựng đƣợc một số bài tập thực nghiệm phần hóa hữu cơ góp phần bồi
dƣỡng học sinh giỏi trong các kì thi học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế.
- Cung cấp cho giáo viên ôn học sinh giỏi và các em học sinh yêu thích môn
hóa học một tài liệu tham khảo về bồi dƣỡng HSG về thực nghiệm.

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status