Phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình theo hướng sử dụng và quản lý đất bền vững - pdf 25

Link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải t

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai vừa là nguồn tài nguyên, vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của con
người và các sinh vật khác ở trên trái đất.
Khi nói về vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với nền sản xuất xã hội, William
Petti đã nói: “Lao động là cha, còn đất là mẹ của của cải vật chất”. Như vậy, vai trò
và giá trị của đất đai đã được khẳng định từ rất sớm và đến nay vai trò của đất đai
vẫn không hề bị giảm sút mà ngày càng có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống
của con người.
Để duy trì sự sống còn của con người, nhân loại đang phải đương đầu với
nhiều vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, sự bùng nổ dân số, nạn ô nhiễm và suy
thoái môi trường, mất cân bằng sinh thái...Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sử
dụng đất để từ đó sử dụng và quản lý đất đai theo quan điểm nông nghiệp bền vững
là vấn đề hết sức quan trọng đối với thế giới nói chung và nước ta nói riêng.
Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là một trong những huyện thuần nông. Trước
tình hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả thấp thì mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”
là một mô hình rất hữu hiệu đối với người nông dân. Xây dựng “Cánh đồng mẫu
lớn” cũng là một giải pháp quan trọng lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông
nghiệp, nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Tuy nhiên, đây cũng là một mô hình
còn khá mới mẻ tại Thái Bình do vậy việc nhân rộng mô hình vẫn còn rất nhiều khó
khăn.
Xuất phát từ đó, đề tài luận văn: “Phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình
cánh đồng mẫu lớn tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình theo hướng sử dụng và quản
lý đất bền vững” được lựa chọn và thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội - môi trường của mô hình
cánh đồng mẫu lớn tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình làm cơ sở đề xuất phương
hướng sử dụng và quản lý đất theo hướng bền vững.
2
3. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích đặc điểm của mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình cánh đồng mẫu lớn về mặt kinh tế,
xã hội và môi trường huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- So sánh mô hình cánh đồng mẫu lớn với các mô hình sử dụng đất khác trên
địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn khi xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn, từ
đó đề xuất phương hướng sử dụng đất và quản lý đất hiệu quả phục vụ cho phát
triển bền vững.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: là toàn bộ diện tích đất nông nghiệp theo đơn vị hành
chính huyện Vũ Thư, tập trung nghiên cứu điển hình tại hai xã Nguyên Xá và Song An
- Phạm vi nghiên cứu khoa học: đánh giá hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn
của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; đề xuất phương hướng sử dụng và quản lý đất
hiệu quả phục vụ phát triển nông thôn.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra phân tích số liệu tự nhiên, kinh tế xã hội
- Phương pháp điều tra, khảo sát ngoài thực địa
- Phương pháp thống kê, so sánh giữa các mô hình sử dụng đất
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn
- Các báo cáo và số liệu của UBND xã Nguyên Xá, xã Song An và UBND
huyện Vũ Thư liên quan đến vấn đề nghiên cứu;
- Các tài liệu về chính sách xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn;
- Các tài liệu về chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng đất;
- Các tài liệu và bản đồ đã được công bố có hiệu lực (Niên giám thống kê, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, bản đồ thổ nhưỡng....);
- Các tài liệu khảo sát, điều tra của tác giả.
7. Kết quả đạt được
- Đã phân tích, tổng hợp các kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến vấn đề cánh
đồng mẫu lớn và xây dựng khung đánh giá hiệu quả sử dụng đất của mô hình cánh
đồng mẫu lớn trong sản xuất nông nghiệp.
- Đã đánh giá được hiểu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình cánh
đồng mẫu lớn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Đã đề xuất định hướng mở rộng cánh đồng mẫu lớn và các giải pháp nâng
cao hiệu quả của mô hình.
8. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng
đất của mô hình cánh đồng mẫu lớn.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích cho địa phương trong công
tác nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của mô hình cánh đồng mẫu lớn.
9. Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kiến nghị, cấu trúc luận văn bao gồm 3
chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá hiệu quả
của mô hình cánh đồng mẫu lớn.
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới việc
xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Chương 3. Phân tích, so sánh hiệu quả sử dụng đất của mô hình cánh đồng
mẫu lớn và đề xuất phương hướng sử dụng và quản lý đất đai theo hướng bền
vững.

d5LPB9kZP0A93i3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status