Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số Ion kim loại nặng Cr3+, Ni2+, Cu2+, Zn2+ bằng bã mía sau khi đã biến tính và thử nghiệm xử lý môi trường - pdf 25

Link tải miễn phí luận văn

Luận văn ThS. Hóa môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Tìm hiểu về các ion kim loại nặng Cr3+, Ni2+, Cu2+, Zn2+. Nghiên cứu một số phương pháp xử lý nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng. Giới thiệu về phương pháp hấp phụ, phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử. Tiến hành thực nghiệm: trình bày về đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, công cụ và hóa chất, phương pháp nghiên cứu. Đưa ra một số kết quả đã đạt được: Kết quả khảo sát đặc điểm bề mặt VLHP; Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ của VLHP; Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ của VLHP và nguyên liệu; Thời gian đạt cân bằng của VLHP; Ảnh hưởng của lượng VLHP đến dung lượng hấp phụ; Ảnh hưởng của nồng độ đầu các ion Cr3+, Ni2+, Cu2+, Zn2+ đến khả năng hấp phụ của VLHP; Kết quả thử nghiệm xử lý mẫu nước thải có chứa Zn2+
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp là sự
gia tăng ô nhiễm môi trường ngày càng cao. Vấn đề ô nhiễm môi trường không
chỉ là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà nó đang là vấn đề chung của toàn
nhân loại.
Ở Việt Nam, môi trường đang dần bị suy thoái, xâm hại trong đó có môi
trường nước. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước mà
nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất công nhiệp. Nước thải ở hầu hết
các cơ sở sản xuất có chứa rất nhiều các chất độc hại như: chất hữu cơ, các ion
kim loại nặng (Pb2+
, Cu2+
, Ni
2+
, Zn2+
, Cd2+
, Cr
3+
, ...) chỉ được xử lý sơ bộ, thậm
trí chưa qua xử lý đã thải vào môi trường. Hậu quả là môi trường nước bị ô
nhiễm nghiêm trọng bởi các hợp chất hữu cơ, các kim loại nặng. Để có thể kiểm
soát cũng như giảm thiểu ô nhiễm thì việc áp dụng các phương pháp xử lý nước
thải là việc không thể thiếu và có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là các
phương pháp xử lý kim loại nặng trong nước.
Có rất nhiều phương pháp khác nhau đã được nghiên cứu và áp dụng để
loại bỏ kim loại nặng ra khỏi nguồn nước, như: phương pháp hóa học và hóa lý
(phương pháp kết tủa, phương pháp hấp phụ, trao đổi ion ...). Trong đó, phương
pháp hấp phụ được áp dụng rộng rãi và cho kết quả rất khả thi. Một trong những
vật liệu sử dụng để hấp phụ kim loại nặng đang được rất nhiều người quan tâm là
các phụ phẩm nông nghiệp, như: bã mía, vỏ trấu, lõi ngô, ... Hướng nghiên cứu
này có nhiều ưu điểm là đi từ nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có, qui trình đơn giản, có
tính ứng dụng cao trong thực tế và không đưa thêm vào môi trường những tác
nhân độc hại.
Mặt khác, Việt Nam là một nước có nguồn phế thải nông nghiệp dồi dào,
song việc nghiên cứu sử dụng chúng vào việc chế tạo vật liệu hấp phụ (VLHP)
nhằm xử lý nước thải ít được quan tâm.
Xuất phát từ những lý do trên, mà đề tài luận văn này chúng tui tiến hành

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status