Nghiên cứu khả năng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes, mối tương quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số muỗi và bọ gậy Aedes Aegypti (Linnaeus) ở Hà Nội - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn:Nghiên cứu khả năng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes, mối tương quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số muỗi và bọ gậy Aedes Aegypti (Linnaeus) ở Hà Nội: \b Luận văn ThS. Sinh học:
Luận văn ThS. Động vật học -- Trường đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
1.1. Bệnh SXHD và các nghiên cứu về muỗi truyền SXHD trên thế giới..................3
1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới .............................. 3
1.1.2.Các nghiên cứu về muỗi truyền SXHD trên thế giới ...................... 4
1.1.3. Các nghiên cứu về tình hình sử dụng hóa chất, tính kháng của muỗi
với hóa chất diệt côn trùng trên thế giới ............................................................11
1.1.4.Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và yếu
tố kinh tế xã hội đến sự lưu hành SXHD trên thế giới .......................... 14
1.2. Bệnh SXHD và các nghiên cứu về muỗi truyền SXHD tại Việt Nam...............15
1.2.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam .........................................15
1.2.2. Các nghiên cứu về muỗi truyền SXHD tại Việt Nam ................... 17
1.2.3. Các nghiên cứu về tính kháng hoá chất diệt côn trùng của
muỗi tại Việt Nam ............................................................................... 23
1.2.4. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và yếu
tố kinh tế xã hội đến sự lưu hành SXHD tại Việt Nam .......................... 24
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................26
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................26
2.2. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................26
2.3. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................26
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................28
2.4.1.Phương pháp nghiên cứu khả năng kháng với hóa chất của
muỗi Aedes.......................................................................................... 28
2.4.2. Phương pháp phân tích mối tương quan giữa một số yếu tố
sinh thái với các chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti ............................. 31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................35
3.1. Khả năng kháng với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes tại các điểm
nghiên cứu ..........................................................................................................35
3.1.1. Khả năng kháng với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti
tại các điểm nghiên cứu tại Hà Nội giai đoạn 2011-1014 .................................35
3.1.2.Khả năng kháng với chất diệt côn trùng của muỗi Ae.
albopictus tại các điểm nghiên cứu tại Hà Nội giai đoạn 2011-2012.... 45
3.2. Mối tƣơng quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số MĐM và BI
của muỗi Ae. aegypti tại Hà Nội.........................................................................54
3.2.1. Diễn biến nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm theo tháng tại Hà
Nội giai đoạn 2012 – 2013 .................................................................. 54
3.2.2. Kết quả điều tra các chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti tại
các xã (phường) trọng điểm SXHD của Hà Nội giai đoạn 2012-2013... 56
3.2.3. Mối tương quan giữa các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và lượng
mưa với chỉ số MĐM và BI của muỗi Ae. aegypti................................. 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................67
MỞ ĐẦU
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi vằn
truyền. Bệnh thƣờng gặp ở các nƣớc nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhiều ở khu vực đô
thị và bán đô thị. Muỗi Aedes aegypti là véc tơ chính, Aedes albopictus là véc tơ
phụ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue cho ngƣời [4, 38, 56].
Năm 2012 sốt xuất huyết Dengue đƣợc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) coi là
bệnh nhiễm vi rút quan trọng nhất do muỗi truyền trên thế giới. Tỷ lệ mắc SXHD đã
tăng 30 lần trong 50 năm qua với sự gia tăng, mở rộng phạm vi lƣu hành địa lý tới
các quốc gia cũng nhƣ mở rộng từ thành thị đến các vùng nông thôn. Hiện nay,
SXHD là một trong những bệnh truyền nhiễm mới nổi có tốc độ gia tăng nhanh nhất
trên thế giới. Trên 40% dân số thế giới hiện có nguy cơ mắc sốt xuất huyết, 75%
dân số ở khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng phơi nhiễm với SXHD, ƣớc tính mỗi
năm có tới 50-100 triệu ngƣời bị mắc mới ở hơn 100 quốc gia, trong đó khoảng
250.000 trƣờng hợp có biểu hiện thể bệnh nặng và khoảng 20.000 trƣờng hợp tử
vong. Chi phí trung bình cho một ca điều trị SXHD tại bệnh viện từ 514 USD –
1.394 USD. Tại Việt Nam SXHD cũng đƣợc coi nhƣ là một bệnh xã hội, lƣu hành
địa phƣơng, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và
vùng ven biển miền Trung. Hàng năm cả nƣớc có hàng trăm nghìn trƣờng hợp mắc
SXHD, và SXHD là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có số mắc và số chết cao nhất
trong 26 bệnh truyền nhiễm gây dịch [4, 23, 54, 56].
Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh SXHD nhƣng vẫn chƣa tìm ra đƣợc
thuốc điều trị đặc hiệu, nghiên cứu để tìm ra vắc xin phòng bệnh còn đang trong
giai đoạn thử nghiệm. Do đó, biện pháp chủ yếu đƣợc khuyến cáo để phòng chống
bệnh vẫn là ngăn cản sự tiếp xúc của muỗi với ngƣời bằng các biện pháp nhƣ: làm
giảm nguồn sinh sản của véc tơ bằng cách sử dụng các tác nhân sinh học nhƣ cá,
mesocyclop ăn bọ gậy; phòng vệ cá nhân tránh muỗi đốt nhƣ mặc áo dài tay, dùng
lƣới mắt nhỏ ngăn muỗi vào nhà. Song khi có dịch thì phun không gian hoá chất
diệt côn trùng vẫn là biện pháp nhanh và hiệu quả nhất để dập dịch [54]. Tuy nhiên,
do việc sử dụng hoá chất diệt côn trùng thiếu sự kiểm soát dẫn đến muỗi truyền
bệnh kháng hoá chất diệt ở mức độ rộng khắp với chiều hƣớng ngày càng gia tăng.
Theo WHO (2006), hiện nay có hơn 500 loài chân đốt có vai trò y học đã kháng với
hoá chất diệt, trong đó có tới gần 50% số loài là véc tơ truyền bệnh sốt rét, SXHD,
giun chỉ, nhƣ muỗi Anopheles gambiae ở châu Phi, Ae. aegypti ở châu Mỹ, Thái
Lan, Malaysia. Ở Việt Nam từ năm 1975 ngƣời ta đã phát hiện kháng hoá chất diệt
của loài muỗi truyền giun chỉ Culex quinquefasciatus, muỗi Ae. aegypti và các loài
muỗi truyền sốt rét nhƣ An. epiroticus, An. sinensis, An. vagus [34, 55].
Những năm gần đây, tại Việt Nam bệnh SXHD vẫn diễn biến phức tạp. Hà
Nội luôn là trọng điểm SXHD của khu vực miền Bắc, mỗi năm có hàng nghìn đến
hàng chục nghìn trƣờng hợp mắc bệnh, gây ảnh hƣởng lớn tới sức khỏe cộng đồng
và an sinh xã hội của thành phố. Vì vậy để phòng chống bệnh SXHD, ngành y tế Hà
Nội đã tiến hành nhiều biện pháp, trong đó có các chiến dịch vệ sinh môi trƣờng
diệt bọ gậy kết hợp với các chiến dịch phun hóa chất chủ động diệt đàn muỗi trƣởng
thành tại những khu vực có nguy cơ cao và tại các ổ dịch SXHD. Do đó, thông tin
về tính nhạy cảm của 2 loài véc tơ truyền bệnh SXHD là Ae. aegypti và Ae.
albopictus đối với hóa chất diệt côn trùng; thông tin về những tác động của các yếu
tố sinh thái đến sự phát triển của quần thể muỗi truyền bệnh là rất cần thiết. Đó là
căn cứ để xây dựng kế hoạch và đánh giá hiệu quả của các hoạt động phòng chống
véc tơ, đảm bảo đƣa ra chiến lƣợc phòng chống phù hợp với thực tế địa phƣơng [11,
13]. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu khả năng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes, mối
tƣơng quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số muỗi và bọ gậy Aedes
aegypti Linnaeus ở Hà Nội” với các mục tiêu:
1. Đánh giá độ nhạy cảm và xây dựng bản đồ nhạy cảm của muỗi Aedes với một
số hóa chất diệt côn trùng đã và đang sử dụng trong công tác phòng chống
véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội.
2. Xác định mối tƣơng quan giữa một số yếu tố sinh thái nhƣ nhiệt độ, độ ẩm,
lƣợng mƣa với các chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti Linnaeus, 1762 ở Hà
Nội.
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh SXHD và các nghiên cứu về muỗi truyền SXHD trên thế giới
1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi
truyền và có thể gây thành dịch lớn [5]. Bệnh SXHD xuất hiện lần đầu tiên năm
1953 - 1954 ở Phillipin, sau đó lan tới hầu hết các nƣớc Đông Nam Á và Tây Thái
Bình Dƣơng. Bệnh phân bố rất rộng, ở hầu hết các nƣớc có khí hậu nóng ẩm. Trƣớc
năm 1970, chỉ có 9 quốc gia trải qua các vụ dịch SXHD nặng. Tƣ̀ 1975 - 1995,
SXHD xảy ra ở 102 nƣớc, trong đó có 20 nƣớc châu Phi, 42 nƣớc châu Mỹ, 7 nƣớc
Đông Nam Á, 4 nƣớc phía Đông Địa Trung Hải, 29 nƣớc thuộc khu vực Tây Thái
Bình Dƣơng. Đến nay SXHD đã trở thành dịch bệnh lƣu hành địa phƣơng ở hơn
100 quốc gia châu Phi, châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái
Bình Dƣơng, trong đó Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dƣơng là khu vực bị
ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất [38].
Theo thông báo của WHO, số mắc SXHD trên thế giới có xu hƣớng ngày càng
gia tăng. Giai đoạn 1955-1959 số mắc trung bình hàng năm chỉ là 908 trƣờng hợp,
cho đến những năm 1980-1989 con số này đã tăng vọt lên 295.591, từ năm 1991
đến năm 1999 số ca đƣợc báo cáo là 1.226.390 và trong giai đoạn 2000-2007 là
968.564 ca. Khu vực Đông Nam Á có xấp xỉ 2,5 tỷ ngƣời trong đó ƣớc tính 1,3 tỷ
ngƣời (chiếm 52% dân số) sống trong khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh SXHD.
Nhiều vụ dịch SXHD lớn đã xảy ra ở hầu hết các nƣớc Đông Nam Á các nƣớc
thuộc khu vực Tây Thái Bình Dƣơng với tỷ lệ tử vong cao và sự có mặt cả 4 típ vi
rút Dengue 1, 2, 3, 4. SXHD là nguyên nhân dẫn đến nhập viện và gây tử vong hàng
đầu tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng [6, 49].
Cũng theo WHO, năm 2008 tại Châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình
Dƣơng đã có 1,2 triệu trƣờng hợp mắc và hơn 2,3 triệu trƣờng hợp mắc trong năm
2010. Gần đây, số trƣờng hợp mắc SXHD mới đƣợc báo cáo vẫn tiếp tục tăng. Chỉ
riêng năm 2013 đã có 2,35 triệu trƣờng hợp sốt xuất huyết đƣợc báo cáo ở châu Mỹ,
trong đó 37.687 trƣờng hợp mắc SXHD nặng [58].
1.1.2.Các nghiên cứu về muỗi truyền SXHD trên thế giới
Giống Aedes có mặt khắp nơi trên thế giới có khoảng trên 950 loài. Véc
tơ chính của SXHD ở khu vực đô thị là muỗi Ae. aegypti, trong khi đó Ae.
albopictus là véc tơ phụ ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dƣơng [25, 40].
Muỗi Aedes là côn trùng biến thái hoàn toàn với bốn giai đoạn: trứng, bọ gậy,
quăng và muỗi trƣởng thành. Bọ gậy qua 4 lần lột xác từ tuổi 1 đến tuổi 4, rồi phát
triển thành quăng, quăng lột xác thành muỗi trƣởng thành. Bọ gậy ăn các vi sinh vật
và chất hữu cơ trong nƣớc, đôi khi ăn xác của chính đồng loại hay các loài muỗi
khác. Nếu ở nhiệt độ thích hợp, giai đoạn phát triển từ trứng thành muỗi trƣởng
thành khoảng từ 7 đến 14 ngày [17, 42, 54].
1.1.2.1. Trứng Ae. aegypti và Ae. albopictus
Trứng có kích thƣớc nhỏ, không có phao, rời từng cái bám trên thành các
DCCN. Trứng có vỏ dầy, nhiều túi hơi. Ngay sau khi đẻ trứng có màu trắng, chỉ sau
một thời gian ngắn chuyển dần thành màu đen sẫm, nhờ có màu đen sẫm mà trứng
muỗi dễ dàng lẫn vào các lớp rêu hay cặn bã hữu cơ bám trên thành các ổ nƣớc.
Thời gian phát triển của trứng muỗi sau khi đẻ ra thay đổi rất khác nhau tùy theo
nhiệt độ của môi trƣờng , nhiệt độ càng cao , thời gian phát triển trứng càng ngắn và
ngƣợc lại. Ở nhiệt độ 250C, độ ẩm 70%, trứng muỗi Ae. aegypti có thể tồn tại đến
233 ngày và có thể sống sót sau 3 - 4 tháng trong điều kiện khô hạn, đến khi gặp
nƣớc sẽ nở thành bọ gậy với tỷ lệ từ 7% đến 67% [44].
Thông thƣờng, phôi của trứng muỗi Ae. aegypti phát triển hoàn thiện trong
vòng 48 giờ trong điều kiện môi trƣờng ấm và ẩm. Khi phôi đã phát triển hoàn thiện
thì trứng có thể chịu đựng đƣợc khô hạn trong thời gian dài (khoảng hơn 1 năm).
Trứng nở khi ngập nƣớc trở lại nhƣng không phải tất cả trứng đều nở cùng lúc. Khả
năng này giúp loài có thể tồn tại qua những điều kiện khắc nghiệt, đặc biệt trong điều
kiện khô hạn [38, 54].
1.1.2.2. Bọ gậy và quăng Ae. aegypti và Ae. albopictus
Cơ thể bọ gậy chia ra làm ba phần gồm đầu, ngực và bụng. Bọ gậy lấy ô-xy
từ không khí qua ống thở. Đa số bọ gậy muỗi Aedes sống ở nơi nƣớc sạch và không bị

aCF6PMo2cl099ib

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status