Ý nghĩa thần thoại Nữ Oa vá trời trong Hồng Lâu Mộng - pdf 25

Ý NGHĨA THẦN THOẠI NỮ OA VÁ TRỜI TRONG HỒNG LÂU MỘNG
Sơ lược về tác phẩm “Hồng lâu mộng”.
Hồng lâu mộng được xếp vào hàng một trong “Tứ đại kì thư” Trung Hoa gồm Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân và Thủy Hử của Thi Nại Am, được đánh giá là "tuyệt thế kì thư" (pho sách lạ nhất đời), phản ánh toàn diện và sâu sắc gương mặt văn hoá Trung Hoa.
Lỗ Tấn cũng nhận xét: “Điểm khác biệt của Hồng lâu mộng với các cuốn tiểu thuyết trước đây là dám tả thật không che đậy. Bởi vậy, các nhân vật được miêu tả ở đây đều là những con người thật. Nói chung sau khi Hồng lâu mộng ra đời, cách viết và cách tư duy truyền thống đã hoàn toàn bị phá vỡ...”
Thôi Đạo Di cũng nhận xét: “Đối với tui không có một tác phẩm văn học nào có thể so tài với Hồng lâu mộng về cách sáng tạo câu chuyện và nhân vật chân thật, sống động, bền bỉ... Có thể nói, đọc Hồng lâu mộng không chỉ khiến chúng ta hiểu lịch sử mà còn giúp chúng ta hiểu hiện thực cuộc sống”.
Nhà Hán học Xô Viết nổi tiếng, viện sĩ N.S.Konrad đánh giá về Hồng lâu mộng như sau: “Tiểu thuyết Hồng lâu mộng là một tác phẩm hiện thực chủ nghĩa tiêu biểu. Đó là một bức tranh vĩ đại về quy mô cũng như về ý nghĩa của cuộc sống xã hội Trung Quốc thế kỉ XVIII”.
Ý nghĩa tác phẩm.
Hồng Lâu Mộng là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Trung Quốc trên con đường suy tàn. Cái vẻ ngoài tôn nghiêm nề nếp không che đậy được thực chất mọt ruỗng của giới thượng lưu sống trong Giả phủ. Cuộc sống xa hoa, dâm ô cố hữu của giai cấp bóc lột và những mối quan hệ tàn nhẫn giữa họ với nhau đã đưa Giả phủ vào con đường tàn tạ không cứu vãn được. Đó chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đời Thanh.
Cái cảm giác "cây đổ vượn tan" đã chi phối ngòi bút Tào Tuyết Cần, chứng tỏ ông là nhà văn hiện thực báo hiệu buổi hoàng hôn của chế độ phong kiến. Với nhãn quan của một người dân chủ, nhà văn còn nhìn thấy những con người mới mang tư tưởng phản truyền thống. Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc chính là những đứa con "bất hiếu" của gia đình mình, họ chống quan niệm trọng nam khinh nữ truyền thống, chán ghét khoa cử công danh, theo đuổi một cuộc sống tự do, chống lại khuôn phép ràng buộc. Đó là hồi âm của cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng dân chủ sơ khai và tư tưởng phong kiến.
Hồng lâu mộng còn cho thấy tính chất bi kich về cuộc đời của Thập nhị kim thoa. Ở đó tất cả các nhân vật nữ đều mơ đến một cái gì đó rất thực, nó tượng trưng cho khát vọng sống nhưng rồi tận cùng của “giấc mộng lầu hồng” và cũng là tận cùng của bi kịch. Họ ngỡ ngàng nhận ra mình đang xây lâu đài ước mơ trên cát mà chỉ cần một đợt sóng nhẹ nhàng vỗ bờ cũng đủ sức cuốn trôi đi tất cả.
Hồng lâu mộng là nỗi thông cảm và trân trọng bi đát đối với định mệnh nhưng từ đầu đến cuối không hề buông bỏ khát vọng vươn tới một lí tưởng đẹp. Giá trị chính của tác phẩm thể hiện nhiệt tình của tác giả đối với nhân sinh, là nhiệt tình của con người yêu đời nhưng chán ghét trần tục.
Tình yêu biểu hiện trong Hồng lâu mộng là thứ tình yêu lấy việc phản đối chủ nghĩa phong kiến làm nội dung tư tưởng, cho nên so với rất nhiều tác phẩm cổ đại viết về tình yêu thì Hồng lâu mộng có một ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn nhiều. Hồng lâu mộng đã phá vỡ hoàn toàn giới hạn tư tưởng phong kiến về chuẩn mực con người. Nhân vật Tiết Bảo Thoa xuất hiện trong tác phẩm, không những có đủ “công, dung, ngôn, hạnh” như những tác phẩm xưa ca ngợi mà còn có “tài” cao hơn người. Đây là một giai nhân phong kiến kiểu mẫu. Nhưng, dưới ngòi bút của Tào Tuyết cần, thì người ta lại cảm giác đó là một giai nhân không có sức làm rung động lòng người. Chính vì nàng – kẻ theo đuổi “ngũ hoa sắc phong” nên Giả Bảo Ngọc mới phải nguyện sống với cảnh chùa lạnh lẽo mà suốt đời thương nhớ Lâm Đại Ngọc - là người chưa hề khuyên chàng lập thân dương danh bao giờ, người luôn đồng tình và ủng hộ chàng trong việc chọn con đường sống chống lại chủ nghĩa phong kiến. Chính ở điểm này, tình yêu được xây dựng trong Hồng lâu mộng có một ý nghĩa tư tưởng rất cao.
Hồng lâu mộng còn thể hiện sâu sắc rằng: tấn bi kịch tình yêu giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc tuyệt nhiên không phải do nhân tố ngẫu nhiên nào gây ra. Sở dĩ tình yêu của họ bị vùi lấp là do ở xã hội phong kiến Trung Quốc thế kỉ XVIII, lí tưởng sống và cung cách yêu đương của họ chưa được một lực lượng xã hội mạnh mẽ ủng hộ. Bởi vậy, tấn bi kịch này là bi kịch của những tính cách, bi kịch của thời đại, bi kịch của lực lượng chống phong kiến còn chưa địch nổi thế lực hủ bại của chế độ phong kiến vẫn còn đang lớn mạnh. Nói tóm lại, trong lịch sử văn học Trung Quốc, chủ đề tình yêu đã được Tào Tuyết cần làm cho đầy đủ thêm, nâng cao thêm bằng nội dung có tính chất chính trị và xã hội phong phú. Thông qua tình yêu, ông đã đề cập sâu sắc đến nhiều vấn đề xã hội trọng đại và hoàn chỉnh.
Tìm hiểu Hồng lâu mộng, chúng ta còn nhận thấy Tào Tuyết Cần đã tỏ ra một thái độ yêu ghét hết sức sâu sắc. Thái độ yêu ghét rõ ràng này cuối cùng đã giúp ông – người con của giai cấp quý tộc suy tàn, nhìn thấy sự hủ bại và vận mệnh tất yếu phải tàn lụi của giai cấp mình xuất thân và vạch trần nó ra không thương tiếc. Tào Tuyết Cần cũng giống như nhân vật chính trong tác phẩm của mình, là đứa con phản nghịch của giai cấp phong kiến. Chính vì phản nghịch đã khơi lên ở ông nhiệt tình sáng tác và khiến ông tự giác chọn phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa mà viết nên tác phẩm Hồng lâu mộng vĩ đại này. Tóm lại, trong điều kiện lịch sử bấy giờ, Tào Tuyết Cần đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của một nghệ sĩ. Về mặt tư tưởng và nghệ thuật, ông đã nêu lên nhiều vấn đề mới mẻ mà người xưa chưa đề cập.
Thần thoại “Nữ Oa vá trời”.
Khái niệm “Thần thoại”.
Theo “Từ điển thuật ngữ Văn học” do Trần Đình Sử chủ biên, “thần thoại” được định nghĩa là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần hay những con người, những loài vật mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con con người thời nguyên thủy sáng tạo ra để phản ánh và lý giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn của họ.
Thần thoại “Nữ Oa vá trời” trong tác văn hóa Trung Quốc.

a02c98L1Q43Dd4K
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status