Tính toán, thiết kế máy sấy cá cơm công suất 300kg mẻ - pdf 25

Link tải đồ án

Sấy là một quá trình trao đổi nhiệt và ẩm, dẫn đến việc loại bỏ một phần nước và độ ẩm ra khỏi vật liệu sấy bằng phương pháp sấy nóng hay sấy lạnh.
Kỹ thuật sấy được sử dụng rộng rãi để làm khô hầu hết các loại dược phẩm, ngũ cốc, các loại hạt, nhiều thực phẩm khác và các sản phẩm thủy hải sản, làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Quá trình sấy không chỉ đơn thuần là quá trình tách nước và hơi nước ra khỏi vật liệu mà là một quá trình công nghệ. Nó đòi hỏi sau khi sấy vật liệu sấy phải đảm bảo chất lượng cao, tiêu tốn năng lượng ít và chi phí vận hành thấp.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp sấy khác nhau, đối với cá người ta có thể dùng các phương pháp sấy như: phơi nắng tự nhiên, sấy hầm, sấy buồng, sấy tủ, sấy tĩnh vỉ ngang… Với đề tài đồ án: ”Tính toán, thiết kế máy sấy cá cơm công suất 300kg/ mẻ”, em chọn thiết bị sấy buồng thích hợp với quy mô sản xuất nhỏ, năng suất không lớn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế nên đồ án chắc chắn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Thank thầy Đinh Hữu Đông, thầy Nguyễn Công Bỉnh cùng các thầy giáo đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành được đồ án này.




CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I.1. Tổng quan về nguyên liệu cá cơm
I.1.1. Giới thiệu chung
Cá cơm (Stolephorus) thuộc họ cá Trổng (engraulidae) chủ yếu sống trong nước mặn (có một số loài sống trong nước ngọt hay nước lợ), có kích thước nhỏ, là họ cá đứng đầu về sản lượng trong ngành khai thác hiện nay trên thế giới và là đối tượng đánh bắt quan trọng trong nghề cá nổi ven biển phân bố rộng từ Bắc đến Nam ở nước ta. Theo ước tính của Viện nghiên cứu biển Nha Trang trữ lượng cá cơm của nước ta vào khoảng 50÷60 vạn tấn. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, giá thành rẻ và thời gian thủy phân nhanh hơn so với một số loại cá khác nên cá cơm trở thành nguyên liệu sản xuất nước mắm chính của các hãng nước mắm nổi tiếng như Phú Quốc, Nha Trang, Phan Thiết…
Cá cơm thường sống thành từng đàn chủ yếu tập trung ở các vùng ven biển (độ sâu dưới 100m) của biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, có một số loài phân bố rộng vào các cửa sông. Các nơi có sản lượng cá cơm cao là: Quảng Ninh, Cửa Lò, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết. Các loài chiếm ưu thế trong khai thác là: cá cơm than-stolephorus heterolobus Ruppel ở Phú Quốc, cá cơm trổng ( hay cá cơm Ấn Độ)-stolephorus indicusBleeker ở Bình Định, cá cơm đỏ-Stolephorus zollingeri Bleeker và cá cơm săng-Stlephorus tri bleeker ở Nha Trang. Ở Việt Nam giống cá cơm có khoảng 140 loài.
I.1.2. Một số loài cá cơm phổ biến
I.1.2.1. Cá cơm săn
Tên khoa học: Stolephorus tri (Bleeker, 1852)
Tên tiếng Anh: Spined anchovy
Đặc điểm hình thái: Thân dài, dẹp bên. Đầu tương đối to. Mõm ngắn. Chiều dài thân gấp 4,8 lần chiều cao thân và 4,6 lần chiều dài đầu. Mắt tương đối to, không có màng mỡ mắt, khoảng cách hai mắt rộng. Trên hàm, xương lá mía, xương khẩu cái đều có răng nhỏ. Khe mang rộng, lược mang dài và nhỏ. Vẩy tròn, nhỏ, dễ rụng. Có một vây lưng, khởi điểm nằm ở sau khởi điểm của vây bụng, trước khởi điểm của vây hậu môn. Thân màu trắng, bên thân có một sọc dọc màu trắng bạc. các vây màu trắng, riêng vây đuôi màu xanh lục.

QHK1DRLQ1YQwpij
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status