Xây dựng quy trình quản lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn áp dụng tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Khoa học môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu tổng quan tình hình sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt của người dân tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam từ trước những năm 1990 và kết quả thực hiện Chương trình cấp nước sạch của địa phương từ những năm 1990 đến nay. Đánh giá hiệu quả hoạt động các công trình công trình cấp nước tập trung nông thôn (CNTTNT) tại khu vực nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững (PTBV). Xây dựng quy trình quản lý các công trình CNTTNT tại khu vực nghiên cứu theo hướng PTBV.
3
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CẤP NƢỚC SẠCH NÔNG THÔN Ở
VIỆT NAM VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU: ....................................................... 9
1.1. Khái niệm về nƣớc sạch : ............................................................................... 9
1.2. Tổng quan tình hình cấp nƣớc sạch nông thôn ở Việt Nam: ........................... 11
1.2.1. Đánh giá điều kiện nguồn nước ảnh hưởng đến việc cấp nước sạch: .......... 11
1.2.2. Điều kiện KTXH tác động đến việc cấp nước sạch:..................................... 16
1.2.3. Kết quả thực hiện về cấp nước sạch ở Việt Nam: ........................................ 19
1.2.4. Những vấn đề đặt ra đối với cấp nước sạch nông thôn:............................... 29
1.2.5. Cơ sở lý luận đánh giá công trình CNTTNT theo hướng PTBV: .................. 30
1.2.6. Phương pháp đánh giá công trình CNTTNT theo hướng PTBV:.................. 38
1.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên, KTXH tác động đến cấp nước sạch nông thôn tại
khu vực nghiên cứu:.............................................................................................. 40
1.3.1. Điều kiện tự nhiên:...................................................................................... 40
1.3.2. Điều kiện KTXH:......................................................................................... 43
1.3.3. Đánh giá khả năng cấp nước cho sinh hoạt: ............................................... 43
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 45
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................... 45
2.2. Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 45
2.3. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 47
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN:............................. 51
3.1. Đánh giá kết quả thực hiện cấp nước nông thôn tại khu vực nghiên cứu:....... 51
3.1.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân trước năm 1990:........... 51
3.1.2. Kết quả thực hiện chương trình cấp nước sinh hoạt của Chính phủ từ năm 1990
đến nay:................................................................................................................ 51
3.2. Đánh giá sự PTBV của công trình CNTTNT tại khu vực nghiên cứu: ........... 52
3.2.1. Bền vững về nguồn nước:............................................................................ 52
3.2.2. Bền vững về quản lý, vận hành:................................................................... 52
3.2.3. Bền vững khi có sự tham gia của cộng đồng: .............................................. 55
3.2.4. Bền vững về tài chính:................................................................................. 55
3.2.5. Bền vững về công nghệ : ............................................................................. 57
3.2.6. Bền vững về tổ chức:................................................................................... 58
3.2.7. Đánh giá chung sự PTBV của các công trình CNTTNT theo phương pháp trọng
số:......................................................................................................................... 58
3.2.8. Đánh giá tồn tại trong công tác quản lý, vận hành các công trình CNTTNT tỉnh
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam :............................................................................. 60
3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường từ công trình CNTTNT:.................................. 64
3.3.1. Bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm và loại bỏ ô nhiễm Asen: ................... 64
3.3.2. Nước sạch và sức khoẻ của người hưởng lợi:.............................................. 64
3.3.4. Tác dụng tích cực đến hệ thống giáo dục tại địa phương: ........................... 64
3.4. Tác động tích luỹ từ hệ thống công trình CNTTNT đến hệ thống môi trường xã hội
và tài nguyên nước tại khu vực nghiên cứu:.......................................................... 65
3.5. Đề xuất quy trình quản lý công trình CNTTNT theo hướng PTBV áp dụng tại
huyện Bình lục tỉnh Hà Nam:................................................................................ 68
3.5.1. Quản lý tài nguyên nước và môi trường lưu vực: ........................................ 68
3.5.2. Thực hiện quy trình quản lý vận hành bền vững:......................................... 69
3.5.3. Quản lý tài chính: ....................................................................................... 70
3.5.4. Cộng đồng tham qia quản lý công trình CNTTNT: ...................................... 72
3.5.5. Quản lý công nghệ trong cấp nước và bảo vệ môi trường lưu vực:.............. 73
3.5.6. Tổ chức quản lý, vận hành công trình CNTTNT:......................................... 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:.............................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................................... 80
PHỤ LỤC
8
MỞ ĐẦU
Cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn đã trở thành một bộ phận quan
trọng trong chính sách phát triển nông thôn và bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công
nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay. Nƣớc sạch là nhu cầu cơ bản, có tính chất sống
còn, có tác động đến mọi lĩnh vực đời sống và sự phát triển KTXH. Nâng cao số
ngƣời đƣợc sử dụng nƣớc sạch đã đƣợc cộng đồng quốc tế quan tâm và xác định là
một trong những mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
Ở nƣớc ta, vấn đề cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn luôn đƣợc Đảng
và Nhà nƣớc quan tâm, hoạch định và thực thi những chính sách phù hợp với từng
giai đoạn phát triển. Điều đó đƣợc thể hiện rõ trong nhiều văn bản về chiến lƣợc,
chính sách, kế hoạch phát triển KTXH và đã trở thành cam kết của Việt Nam với
cộng đồng quốc tế.
Đến hết năm 2012, theo kết quả Chƣơng trình MTQG Nƣớc sạch và
VSMTNT, cả nƣớc đã có 81% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh,
trong đó có 42% sử dụng nƣớc đạt QCVN 02:2009/BYT. Cùng với các công trình
cấp nƣớc nhỏ lẻ hộ gia đình, các công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn không
ngừng đƣợc quan tâm phát triển. [4]
Công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn ngày càng đƣợc mở rộng nhờ kiểm
soát tốt hơn cả về số lƣợng, chất lƣợng nƣớc và thuận lợi cho ngƣời sử dụng. Nhất
là trong tình hình nguồn nƣớc ngày càng cạn kiệt và suy thoái, công trình cấp nƣớc
tập trung càng phát huy các ƣu điểm vƣợt trội.
Huyện Bình lục, tỉnh Hà Nam nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, có địa
hình trũng, vào trƣớc những năm 1960, cuộc sống của ngƣời dân nông thôn ở đây
còn khó khăn. Nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân đƣợc lấy từ 3 nguồn nƣớc là nƣớc
mƣa, nƣớc ao hồ, sông lạch tự nhiên, nƣớc giếng làng (từ nƣớc ngầm tầng nông).
Từ năm 2000 đến nay, nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ, các nhà tài trợ và sự ƣu tiên
trong chính sách đầu tƣ của địa phƣơng mà nhiều công trình cấp nƣớc tập trung đã
và đang đƣợc xây dựng nhằm phục vụ tốt hơn cuộc sống của ngƣời dân. Tuy nhiên,
hiện nay, một số công trình đƣợc xây dựng đã xuống cấp, các mô hình quản lý
không bền vững, quy trình quản lý công trình cấp nƣớc tập trung chƣa tuân thủ các
quy trình của sản xuất cung ứng nƣớc sạch, cân đối thu chi không bảo đảm, duy tu
bảo dƣỡng không thƣờng xuyên, công tác tuyên truyền vận động nhân dân hƣởng
ứng sử dụng nƣớc sạch đảm bảo vệ sinh chƣa thƣờng xuyên, chất lƣợng nguồn nƣớc
cấp sinh hoạt cho ngƣời dân chƣa đảm bảo, không phát huy hết hiệu quả sau đầu tƣ.
Đặc biệt vấn đề bảo vệ đầu nguồn, hầu hết các công trình cấp nƣớc sử dụng nguồn
nƣớc sông tƣới tiêu nông nghiệp, thiếu công tác bảo vệ khu vực đầu nguồn, làm
tăng thời gian lắng lọc, tăng hóa chất xử lý, làm tăng giá thành nƣớc sạch.
Trƣớc thực trạng đó, cần thiết thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình quản lý
các công trình cấp nước tập trung áp dụng tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam”, góp
phần tạo cơ sở khoa học nâng cao chất lƣợng nƣớc cấp và đề xuất những giải pháp
bảo vệ nguồn tài nguyên môi trƣờng khu vực và hƣớng tới phát triển phát triển bền
vững. Đề tài hƣớng tới mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau:
- Đánh giá tổng quan tình hình sử dụng nguồn nƣớc cho sinh hoạt của ngƣời
dân trong khu vực nghiên cứu từ trƣớc những năm 1990 và kết quả thực hiện
Chƣơng trình cấp nƣớc sạch của địa phƣơng từ những năm 1990 đến nay;
- Đánh giá hiệu quả hoạt động các công trình công trình CNTTNT tại khu
vực nghiên cứu theo hƣớng PTBV;
- Xây dựng quy trình quản lý các công trình CNTTNT tại khu vực nghiên
cứu theo hƣớng PTBV.

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CẤP NƢỚC SẠCH NÔNG THÔN Ở VIỆT
NAM VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về nƣớc sạch
- Nƣớc sạch vừa là nhu cầu vừa là điều kiện tối cần thiết cho đời sống con
ngƣời. Không có nƣớc thì không có cuộc sống trên trái đất. Con ngƣời cần đến nƣớc
từ khi mới trào đời cho đến khi mất đi. Với khả năng phi thƣờng của con ngƣời,
ngƣời ta có thể nhịn ăn đƣợc 1 tháng song lại không thể chịu khát quá 1 tuần.
- Nƣớc có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con ngƣời nhƣng đó phải là
nguồn nƣớc sạch. Ngƣợc lại nếu nguồn nƣớc bị ô nhiễm sẽ có tác hại rất lớn đối với
sức khỏe của cộng đồng. Nguồn nƣớc sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm chủ yếu do chất
thải của con ngƣời và động vật. Việc ô nhiễm có lúc trở thành nguồn truyền bệnh
rất nguy hiểm, lan truyền gây tử vong cho nhiều ngƣời. Theo số liệu thống kê của tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) thì nƣớc bẩn dùng cho sinh hoạt là nguyên nhân gây nên
hơn 80% các loại bệnh tật của con ngƣời.
- Theo quan niệm của WHO, nƣớc sạch là nƣớc không mùi, không màu,
không vị và không chứa các chất tan, các vi khuẩn không nhiều quá mức cho phép
và tuyệt đối không có vi sinh vật gây bệnh. Tiêu chuẩn Quốc tế là tiêu chuẩn của
WHO ban hành năm 1984 về 4 mặt là: chất vô cơ tan, vi sinh vật, chất hữu cơ và
vật lý.
- Nƣớc sạch của Việt Nam đƣợc định nghĩa tại Điều 3 của Luật Tài nguyên
Nƣớc đƣợc Quốc hội thông qua năm 2012 " Nƣớc sạch là nƣớc có chất lƣợng đáp
ứng quy chuẩn kỹ thuật về nƣớc sạch của Việt Nam".
- Bộ Y tế đã ban hành hai Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia mới là: Quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) và Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT), kèm
theo Thông tƣ số 05/2009/TT-BYT ngày 17/9/2009 với 14 chỉ tiêu chất lƣợng
(Bảng 01 dƣới đây ) [7]



i54240xa4g1I0nE
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status