Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn theo hướng tiếp cận cơ chế phát triển sạch (CDM) - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn:Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn theo hướng tiếp cận cơ chế phát triển sạch (CDM) : Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường: 60 85 02

Luận văn ThS. Khoa học môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn tại cơ sở sản xuất tinh bột sắn làng nghề Dương Liễu, Hà Nội đảm bảo đạt quy chuẩn xả thải theo QCVN 40/2011 BTNMT, mức B. Tính toán giảm phát thải khí nhà kính khi thu hồi và tận dụng khí metan hình thành từ quá trình phân hủy yếm khí của hệ thống xử lý nước thải. Ước tính hiệu quả kinh tế từ bán chứng chỉ giảm phát thát (CER) và khi thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch (than) bằng khí sinh học thu hồi
MỞ ĐẦU
Nƣớc ta đang trong quá trình công nghiệp hóa với mục tiêu phấn đấu đến
năm 2020, về cơ bản Việt Nam sẽ trở thành một nƣớc công nghiệp và tất yếu là sự
đô thị hóa ở các thành phố lớn. Theo dự báo, đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa của
nƣớc ta sẽ đạt 45% tƣơng ứng với quy mô dân số là khoảng 46 triệu ngƣời [79].
Tuy nhiên kèm theo đó là vấn đề môi trƣờng ngày càng trở nên bức xúc và cần
đƣợc giải quyết.
Từ thực tế của ngành sản xuất tinh bột sắn là một trong những ngành công
nghiệp tiêu thụ nhiều nƣớc và năng lƣợng. Hàng năm lƣợng nƣớc xả thải ra môi
trƣờng của ngành khá lớn (15 m3/tấn sắn tƣơi) [48]; nƣớc thải chứa nhiều các chất
hữu cơ, chất độc cyanua có độc tính cao... gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng
nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả.
Với đặc trƣng của nƣớc thải chế biến tinh bột sắn có hàm lƣợng chất hữu cơ
cao khi phân hủy có thể tạo thành khí metan, CO2 là những khí có thể gây hiệu ứng
nhà kính, nên xu hƣớng trên thế giới ngày nay, không chỉ tập trung vào khía cạnh
xử lý nƣớc thải mà còn xem xét, kết hợp việc xử lý nƣớc thải với việc tận thu, giảm
phát thải khí nhà kính theo hƣớng tiếp cận cơ chế phát triển sạch – CDM.
Ở Việt nam bƣớc đầu đã có một số nghiên cứu khả quan về xử lý nƣớc thải
ngành tinh bột sắn theo xu thế trên nhƣng nhìn chung mới là bƣớc đầu và chƣa đạt
hiệu quả cao. Trong khi đó, ngành công nghiệp sản xuất tinh bột sắn ở nƣớc ta lại
rất phát triển, đã đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Vì
vậy, việc xử lý nƣớc thải chế biến tinh bột sắn theo xu hƣớng trên là hoàn toàn có
triển vọng để mở rộng và áp dụng phổ biến trong tƣơng lai.
Tuy nhiên, vẫn cần có những nghiên cứu cụ thể hơn và phù hợp với điều
kiện hiện nay của nƣớc ta. Đặc biệt là vận dụng các phƣơng pháp luận do Ủy ban
Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) hƣớng dẫn để tính toán giảm phát thải
khí nhà kính trong xử lý nƣớc thải ngành tinh bột sắn.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, trong luận văn này đã tiến hành thực hiện
đề tài : “Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn theo hướng tiếp cận Cơ
chế phát triển sạch (CDM)” với mục tiêu: xử lý ô nhiễm môi trƣờng (nƣớc thải chế
biến tinh bột sắn) kết hợp thu khí giảm phát thải khí nhà kính nhằm bảo vệ môi
trƣờng và tăng hiệu quả kinh tế.
Nội dung nghiên cứu của luận văn:
- Nghiên cứu hệ thống xử lý nƣớc thải chế biến tinh bột sắn tại cơ sở sản
xuất tinh bột sắn làng nghề Dƣơng Liễu, Hà Nội đảm bảo đạt quy chuẩn xả thải theo
QCVN 40/2011 BTNMT, mức B
- Tính toán giảm phát thải khí nhà kính khi thu hồi và tận dụng khí metan
hình thành từ quá trình phân hủy yếm khí của hệ thống xử lý nƣớc thải
- Ƣớc tính hiệu quả kinh tế từ bán chứng chỉ giảm phát thát (CER) và khi
thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch (than) bằng khí sinh học thu hồi.
.



2iDur72fv6G1hGc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status