Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý phục vụ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận án TS. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Địa lý ứng dụng là một trong những hƣớng quan trọng của khoa học địa lý,
trong đó, nghiên cứu và đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên của lãnh thổ cho các mục đích phát triển kinh tế nhƣ: nông nghiệp, lâm nghiệp,
du lịch,… có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay, các hoạt động phát triển kinh tế đều gắn liền với sử dụng tài nguyên
với mức độ và quy mô khác nhau theo hai hƣớng tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, phần
lớn các hoạt động này chú trọng nhiều đến lợi ích trƣớc mắt mà ít quan tâm đến chất
lƣợng môi trƣờng, sức khỏe hệ sinh thái và lợi ích lâu dài cho cộng đồng. Việc khai
thác quá mức các nguồn tài nguyên là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi của điều
kiện tự nhiên theo hƣớng tiêu cực, gây suy thoái tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học,
ô nhiễm môi trƣờng gây ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe và đời sống con ngƣời. Do đó,
nghiên cứu và đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lý mà trong đó cảnh quan là đối
tƣợng đƣợc quan tâm hơn cả, dần trở thành luận cứ khoa học cho quy hoạch và tổ chức
không gian phát triển sản xuất gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.
Quảng Ninh là một trong 3 huyên ̣ của tỉnh Quảng Bình có lãnh thổ trải dài tƣ̀
biển đến tận biên giớ i phía tây và nằm trọn trong lƣu vực sông Nhật Lệ. Địa hình của
huyện đƣợc phân hóa rõ nét theo hƣớng đông - tây (từ biển lên vùng núi) với 3 dạng
địa hình chính: núi, đồi và đồng bằng, là điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế
đa dạng với đầy đủ các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, hoạt động
sử dụng và khai thác tài nguyên trên địa bàn huyện kém hiệu quả, công tác quản lý và
khai thác tài nguyên ở thƣơn ̣ g nguồn chƣa tốt là nguyên nhân gây ra một số dạng tai
biến thiên nhiên ở khu vực hạ lƣu (đồng bằng tích tụ sông - biển). Mặc dù có tài
nguyên du lịch phong phú nhƣng hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn huyện chƣa
đƣợc khai thác hiệu quả, nhất là khu vực bãi biển Hải Ninh. Đặc biệt, việc chƣa đƣa
ra đƣợc giải pháp cải tạo và phục hồi dải cát ven biển cho mục đích phát triển kinh tế
là nguyên nhân làm cho các tai biến do cát vẫn liên tục xảy ra và có xu hƣớng gia
tăng. Ngoài ra, sự xuất hiện hàng loạt các cơ sở nuôi tôm trên cát cũng là một nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trƣờng và suy thoái tài nguyên đất, nƣớc ven biển. Các vấn đề
này có thể giải quyết đƣợc một cách có hiệu quả hơn dựa trên đánh giá tổng hợp điều
kiện tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế theo hƣớng tiếp cận liên kết và quản trị vùng
trong sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên nhằm hỗ trợ cho phát triển bền vững
kinh tế - xã hội trong lĩnh vực nông, lâm và du lịch khu vực nghiên cứu, đề tài luận án
đã đƣợc lựa chọn với tiêu đề “Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý phục vụ phát triển
kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”.

2. Mục tiêu và nội dung nghiên cƣ́ u
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở địa lý dựa trên phân tích, đánh giá cảnh quan cho định hƣớng
tổ chức phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch theo hƣớng bền vững huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài đã đặt ra các nội dung nghiên cứu chính sau:
- Nghiên cứu xác lập cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu sự phân hoá và tính đặc thù của cảnh quan huyện Quảng Ninh
- Phân tích, đánh giá cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch
huyện Quảng Ninh
- Đề xuất mô hình liên kết và quản trị vùng áp dụng trong tổ chức không gian
phát triển nông, lâm nghiệp, du lịch và bảo vệ môi trƣờng; xây dựng mô hình hệ
kinh tế sinh thái nông hộ đặc thù và bền vững nhƣ một mô hình mẫu cho huyện
Quảng Ninh và các vùng cát khác.
3. Phạm vi nghiên cứu củ a đề tài
3.1. Phạm vi không gian
Khu vực đƣợc lựa chon ̣ nghiên c ứu là toàn bộ lãnh thổ huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình, nằm ở toạ độ 17o14’ đến 17o26’ vĩ độ bắc và từ 106o17’ (phần đất
liền) đến 106o48’ kinh độ đông và nằm hoàn toàn trong lƣu vực sông Nhật Lệ. Phía
bắc giáp thành phố Đồng Hới, phía nam giáp huyện Lệ Thủy, phía đông giáp Biển
Đông (lấy theo ranh giới đẳng sâu 6m về phía biển), phía tây là dãy Trƣờng Sơn.
3.2. Phạm vi khoa học
Với mục tiêu và nội dung đã đặt ra, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong
những vấn đề chủ yếu sau:
- Phân tích, đánh giá tổng hợp cảnh quan huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch.
- Nghiên cứu, đề xuất mô hình liên kết, quản trị vùng trong khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng; áp dụng mô hình liên kết và quản trị
vùng cho định hƣớng không gian phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch
huyện Quảng Ninh, xác lập mô hình kinh tế sinh thái nông hộ bền vững trên dải đất
cát ven biển.

4. Nhƣ̃ng điểm mớ i củ a đề tài
- Bản đồ cảnh quan và bản đồ phân vùng cảnh quan huyện Quảng Ninh bao
gòm đất liền và biển tới độ sâu 6m tỷ lệ 1:50000 đƣợc thành lập, đã thể hiện quy
luật phân hóa lãnh thổ huyện Quảng Ninh từ đông sang tây (từ biển lên núi) và mối
liên hệ giữa các tiểu vùng qua dòng vật chất và năng lƣợng.
- Đã cụ thể hóa hƣớng tiếp cận liên kết và quản trị vùng (xây dựng mô hình
liên kết và quản trị vùng) trong khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển
nông, lâm nghiệp và du lịch theo hƣớng bền vững lãnh thổ huyện Quảng Ninh.
- Đã hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và
du lịch huyện Quảng Ninh trên quan điểm địa lý học.
- Đã nghiên cứu, đánh giá và đề xuất mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững
đối với dải cồn cát ven biển nhƣ một giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên.
5. Luân ̣ điểm bảo vệ
Luân ̣ điểm 1: Sự phân hoá điều kiện tự nhiên từ biển phía đông lên miền núi
phía tây và lãnh thổ nằm trong lƣu vực của các sông Nhật Lệ kết hợp tác động của
con ngƣời đã hình thành nên một hệ thống các đơn vị cảnh quan đất liền và biển đảo
đặc thù và đa dạng của lãnh thổ huyện Quảng Ninh, gồm: 1 hệ/ 1 phụ hệ - 2 kiểu - 3
lớp/ 9 phụ lớp - 20 hạng và 37 loại cảnh quan.
Luân ̣ điểm 2: Kết quả phân tích chức năng, đánh giá cảnh quan và hoạt động
khai thác, sử dụng tài nguyên, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ khoa
học tin cậy để nghiên cứu áp dụng lý luận về liên kết và quản trị vùng trong quản lý
và tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên huyện Quảng Ninh đối với phát
triển nông - lâm kết hợp và du lịch theo hƣớng bền vững.
6. Cơ sở tài liệu thực hiện đề tài
Luận án đƣợc thực hiện dựa trên các nguồn dữ liệu chính sau:
+ Bản đồ địa hình huyện Quảng Ninh tỷ lệ 1:25 000 và các bản đồ chuyên đề
chính gồm: thổ nhƣỡng, địa chất, địa mạo, bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Các công trình khoa học mang tính lý luận về đánh giá tổng hợp các điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phục vụ cho phát triển bền vững tỉnh Quảng Bình và
huyện Quảng Ninh (trong đó có đề tài KC 09.08/06.10). Các đề tài khoa học, luận
án và các công trình nghiên cứu khác có liên quan, bổ sung kiến thức lý luận và
thực tiễn cho đề tài.
+ Số liệu, văn bản, báo cáo kinh tế - xã hội, niên giám thống kê huyện Quảng
Ninh và các nghiên cứu đã đƣợc công bố trong giai đoạn 1995 - 2011.
+ Kết quả nghiên cứu và điều tra thực địa tại huyện Quảng Ninh của tác giả
trong thời gian thực hiện luận án.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status