Nghiên cứu đặc trưng sinh thái thảm thực vật Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà và đề xuất giải pháp bảo tồn - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Nghiên cứu thảm thực vật nhằm đề xuất các hướng sử dụng hợp lý, bền vững thảm thực vật, bảo tồn đa dạng sinh học và quy hoạch môi trường là hướng nghiên cứu đặc biệt được quan tâm trong các khu bảo tồn và các VQG, nơi nguồn gen tự nhiên còn phong phú, đa dạng. Theo kết quả nghiên cứu của luận văn, thảm thực vật VQG Bidoup - Núi Bà có cấu trúc phức tạp, là kết quả của sự phát triển lâu dài với sự quyết định của các yếu tố sinh thái phát sinh. Theo đặc điểm cấu trúc đề tài đã phân chia thảm thực vật VQG thành 9 kiểu đặc trưng bao gồm: rừng kín thường xanh cây lá rộng; rừng kín thường xanh cây lá rộng, lá kim; rừng lá kim; rừng hỗn giao cây lá rộng, tre nứa; rừng thưa cây lá rộng bị tác động mạnh; thảm thực vật tre nứa; trảng cỏ, cây bụi nhân tác; rừng trồng thông ba lá; cây trồng nông nghiệp; và xây dựng được bản đồ thảm thực vật tỷ lệ 1/50.000. Các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng đến sự hình thành các kiểu thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu gồm có yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, hệ thực vật và nhân tố con người. Trong đó yếu tố địa hình có ảnh hưởng quyết định nhất. Đề tài cũng đã xây dựng và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn tài nguyên rừng VQG Bidoup - Núi Bà. Các nhóm giải pháp được đề xuất cụ thể riêng cho từng phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và vùng đệm của VQG.
Luân văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững Trường đại học tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tui đã nhận đƣợc rất
nhiều sự hƣớng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, các cơ quan, cá
nhân.
Trƣớc hết với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tui xin bày tỏ lòng cám ơn
chân thành tới: TS Nguyễn Đăng Hội, Viện trƣởng Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung
tâm nhiệt đới Việt – Nga đã trực tiếp hƣớng dẫn tui rất tận tình, cho tui những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tui trong quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn.
tui xin chân thành Thank Ban giám hiệu nhà trƣờng, Phòng Đào tạo Đại học
và Sau đại học, Ban Lãnh đạo Khoa Môi trƣờng, trƣờng Đại học Khoa học Tự
Nhiên, Thank các thầy cô giáo trong khoa, trong bộ môn Sinh thái môi trƣờng đã
dạy cho tui những kiến thức, kỹ năng quan trọng.
tui xin chân thành Thank Ban Lãnh đạo Vƣờn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà đã
giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến chuyên môn quan trọng. Xin Thank Lãnh đạo
Uỷ ban nhân dân xã Đạ Chai, Đạ Nhim, Klong Lanh tỉnh Lâm Đồng đã cung cấp
nhiều tài liệu và thông tin bổ ích.
tui xin chân thành Thank lãnh đạo, chỉ huy Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung
tâm nhiệt đới Việt – Nga, các đồng nghiệp đặc biệt là ThS. Phạm Mai Phƣơng đã
giúp đỡ tui trong quá trình hoàn thiện thành lập bản đồ thảm thực vật Vƣờn Quốc
Gia Bidoup – Núi Bà.
Thank gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tui trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
MỞ ĐẦU
Theo quan điểm sinh thái học, thảm thực vật là tấm gƣơng phản ánh khách
quan các điều kiện tự nhiên, nhân tố môi trƣờng. Đồng thời là thành phần quan
trọng của sinh quyển. Thực vật không những là một nhóm yếu tố tự nhiên quan
trọng của lớp vỏ địa lý mà còn là nguồn tài nguyên có giá trị, cung cấp nguyên vật
liệu đáp ứng nhu cầu sống của con ngƣời. Vì vậy, những năm gần đây, bên cạnh
những nghiên cứu cơ bản, thảm thực vật còn là đối tƣợng của các hƣớng nghiên cứu
ứng dụng nhằm đề xuất các hƣớng sử dụng hợp lý, bền vững thảm thực vật, bảo tồn
đa dạng sinh học và quy hoạch môi trƣờng. Sự phát triển hƣớng nghiên cứu này đặc
biệt đƣợc quan tâm trong các khu bảo tồn và các VQG, nơi nguồn gen tự nhiên còn
phong phú, đa dạng.
Vƣờ n Quốc Gia Bidoup - Núi Bà thu ộc địa bàn Tây Nguyên là môṭ trong
nhƣ̃ng khu bảo tồn quan tr ọng của Viêṭ Nam v ới diên ̣ tích 64.800 ha. Kết quả
nghiên cứu đã xác đin ̣ h đƣ ợc 1.475 loài thực vật b ậc cao có mạch và 398 loài động
vâṭ. VQG Bidoup – Núi Bà đƣợc các nhà khoa học đánh giá là một trong 221 trung
tâm chim đặc hữu của thế giới và là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của
Việt Nam (Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc
Linh ở miền Trung, khu vực rừng mƣa ở Bắc Trung Bộ và cao nguyên Lâm Viên ở
phía Nam). Trong chƣơng trình bảo tồn hệ sinh thái dãy Trƣờng Sơn, khu vực
Bidoup - Núi Bà đƣợc xác định nằm trong khối núi chính thuộc Nam Trƣờng Sơn
và là khu vực ƣu tiên số một trong công tác bảo tồn (khu vực SA3). Với 91% diện
tích của VQG Bidoup - Núi Bà là rừng và đất rừng, trong đó chủ yếu là rừng
nguyên sinh với rất nhiều loài động - thực vật khác nhau. Trong số gần 1.500 loài
thực vật có mặt ở VQG Bidoup - Núi Bà, đã thống kê đƣợc 62 loài quý hiếm thuộc
29 họ nằm trong cấp đánh giá về mức độ quý hiếm của sách Đỏ Việt Nam và danh
lục IUCN nhƣ Thông đỏ (Taxus wallichiana), Bách xanh (Calocedrus macrolepis),
Pơ mu (Fokienia hodginsi)i, Thông năm lá Pinus dalatensis, Thông hai lá dẹt
(Pinus krempfii). Riêng về các loài thực vật có tính đặc hữu hẹp, đã thống kê đƣợc
91 loài phân bố hẹp ở Lâm Đồng và các vùng phụ cận. Có 28 loài đƣợc la tinh hoá
nhƣ mẫu chuẩn gồm: dalatensis có 9 loài, langbianensis có 14 loài, bidoupensis có
5 loài. Tại đây cũng đã phát hiện đƣợc rất nhiều loài động vật quý hiếm có tên trong
sách đỏ nhƣ Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Voọc vá chân đen (Pygathrix
nigripes), Vƣợn đen má hung (Hylobates gabriellae), Gấu chó (Ursus
malayanus), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Báo lửa (Catopuma temminckii), Voi
(Elephas maximus), Sói lửa (Cuon alpinus), Bò tót (Bos gaurus), Trâu rừng
(Bubalus arnee), Sơn dƣơng (Naemorhedus sumatraensis), Hổ (Panthera
tigris). VQG Bidoup - Núi Bà còn đƣợc đánh giá là vƣơng quốc của các loài lan
rừng Việt Nam với thống kê chƣa đầy đủ đã tới 250 loài.
Tuy nhiên, tính đa dạng sinh học, sự phong phú và giá tri ̣của VQG Bidoup -
Núi Bà đang đối mặt vớ i các đe doa ̣ t ừ tự nhiên và con ngƣời. Nhƣ̃ng lý do dân ̃ đến
áp lực lên thảm thực vật và hệ sinh thái rừng VQG Bidoup - Núi Bà là vi ệc khai
thác tài nguyên không hợp lý (chặt phá, đốt nƣơng làm rẫy, khai thác đất trồng cà
phê, mở các tuyến giao thông, các khu vực nuôi trồng thuỷ sản nƣớc lạnh…). Trong
khi đó, bản thân các nhà quản lý, các nhà bảo tồn vẫn còn lúng túng trong đề xuất
chính sách bảo tồn do còn thiếu những nghiên cứu, những điều tra cơ bản và cụ thể
về đối tƣợng bảo tồn – đó là thiếu những nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc thảm thực
vật, là sự phân hoá theo đai cao, theo hƣớng phơi sƣờn núi, theo chế độ thuỷ văn
của đất rừng. Rõ ràng, những yếu tố này có vai trò quan trọng, nhiều khi mang tính
quyết định đến sự phát sinh, phát triển, tái sinh của thảm thực vật rừng, trong đó có
những loài quí hiếm, những loài đặc hữu, đặc hữu hẹp VQG Bidoup – Núi Bà.
Vì lẽ đó nghiên cứu về đa dạng sinh học và đặc biệt là nghiên cứu cấu trúc, đặc
trƣng sinh thái thảm thực vật rừng VQG Bidoup - Núi Bà là rất cần thiết, cung cấp
các thông tin cơ bản, các giá trị khoa học làm cơ sở đánh giá một đầy đủ và khách
quan mối quan hệ giữa các loài thực vật, giữa chúng với môi trƣờng dƣới những tác
động của tự nhiên và con ngƣời nhằm đƣa ra những giải pháp bảo tồn, sử dụng hợp
lý, bền vững nguồn tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên đặc sắc không chỉ riêng
khu vực Tây Nguyên mà còn của cả nƣớc. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn
trên, tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc trưng sinh thái thảm thực
vật Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà và đề xuất giải pháp bảo tồn”.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status