Nghiên cứu, đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu vực hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
Phá Tam Giang, đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai hợp thành hệ đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai, đây là vùng đất ngập nước tiêu biểu cho các vùng đất ngập nước
ven biển nước lợ, nhiệt đới, gió mùa, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á và thuộc cỡ
lớn trên thế giới. Với chiều dài 68km chạy từ cửa sông Ô Lâu ở phía bắc đến chân
núi Vĩnh Phong, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích mặt nước là
21.600 ha, chiếm 48,2% diện tích mặt nước các đầm phá ven bờ nước ta. Đây là
loại hình thủy vực rất độc đáo, được coi như là một vùng biển - một lagoon ven
biển nhiệt đới.
Phá Tam Giang rộng 52km2, dài 24km, kéo từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông
Hương, rộng trung bình 2,5km, sâu chừng 1,6m, dốc dần về phía cửa sông Hương.
Đầm Sam và đầm Thủy Tú dài khoảng 33km, chạy từ cửa sông Hương đến thủy
vực Cầu Hai, rộng trung bình 1km, như một lạch triền dốc về phía nam, sâu từ 1,5m
đến 2m, diện tích mặt nước chiếm 60km2. Đầm Cầu Hai rộng lớn với diện tích
104km2, dài chừng 13km, đáy hơi gồ ghề nhưng có dáng của một lòng chảo hình
bán nguyệt, kéo từ cửa sông Truồi đến chân núi Vĩnh Phong, sâu từ 1m đến 1,5m về
phía đá Bạc có nơi sâu đến 3m.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có giá trị cao về tài nguyên, đặc biệt là
đa dạng sinh học, được ví như một bảo tàng sinh học, có chức năng quan trọng
về sinh thái, môi trường, có vai trò to lớn về cân bằng tự nhiên ven bờ và phát
triển kinh tế - xã hội. Thành phần nguồn gen của Tam Giang - Cầu Hai phong
phú; trên các đầm lầy, cỏ và thảm cỏ biển rất đặc thù và đây còn là nơi tập trung
hơn 70 loài chim nước, trên 2 vạn cá thể vào mùa đông, trong đó có hơn 30 loài
di cư, 21 loại được ghi vào danh mục bảo vệ nghiêm ngặt của cộng đồng Châu
Âu, 1 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam. Cá ở phá Tam Giang được coi là loài
đặc hữu, có giá trị thương phẩm cao.
Vùng đất ngập nước này đang ngày một phát triển về kinh tế - xã hội và sự
gia tăng dân số cho nên kéo theo nguy cơ suy thoái môi trường, phá vỡ cân bằng
sinh thái và cạn kiệt tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng đến lợi ích sử dụng lâu dài. Để
phát triển bền vững, việc bảo vệ và sử dụng khôn khéo tài nguyên thiên nhiên vùng
đất ngập nước này là vấn đề cấp bách, cần được ưu tiên. Do đó, việc thực hiện đề tài
“Nghiên cứu, đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu vực hệ đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai” là cần thiết.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: phân tích giá trị kinh tế và thực trạng
quản lý, bảo tồn đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; sử dụng mô hình SWOT để đề xuất
thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu vực hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
- Nội dung nghiên cứu của đề tài:
+ Đánh giá giá trị kinh tế và hiện trạng môi trường sinh thái của đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai.
+ Đánh giá thực trạng quản lý, bảo tồn đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
+ Đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên hệ đầm phá Tam Giang -
Cầu Hai.

Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về đất ngập nƣớc
Trên thế giới có khoảng trên 50 định nghĩa khác nhau về đất ngập nước
(ĐNN), tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, sử dụng hay quản lý. Nhưng nhìn
chung, để được coi là ĐNN phải có đủ 3 yếu tố:
- Là đất chuyển tiếp phù hợp với hầu hết các loại thực vật sống dưới nước;
- Tầng nền đất không khô hoàn toàn; và
- Địa tầng đất không bão hòa hay không ngập rõ ràng vào thời điểm nào đó
trong mùa sinh trưởng.
Định nghĩa được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa của Cowardin và nnk
(1979): “ĐNN là vùng đất tại đó sự dư thừa của nước là yếu tố chính xác định bản
chất của việc hình thành thổ nhưỡng và các loại hình động vật và quần thể cây cối
sống trên mặt đất. Nó tạo sự bắc cầu kết nối giữa các môi trường, là vùng chuyển
tiếp giữa các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước”.
Tại Việt Nam, định nghĩa được ghi theo Công ước Ramsar về các vùng ĐNN
có tầm quan trọng quốc tế (1971) đã được áp dụng phổ biến cho các hoạt động liên
quan đến ĐNN. Theo đó, “ĐNN là những vùng đầm lầy, than bùn hay những vùng
nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay
nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển, kể cả những vùng nước biển có độ
sâu không quá 6m khi triều thấp”.
Theo quy ước trên có những loại hình ĐNN như sau:
- Các vịnh nước nông có mức nước từ 6m trở lại khi triều thấp;
- Các vùng cửa sông châu thổ;
- Những đảo nhỏ xa bờ;
- Những bờ biển có đá, vách đá ven biển;



WtFCs8ClI1Ng5Q2
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status