Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội - pdf 25

Chia sẻ cho ae link tải miễn phí luận văn

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự ra đời và phát triển của internet đã và đang làm nên sự thay đổi lớn
trong lĩnh vực báo chí - truyền thông. Báo điện tử - kết quả của sự tích hợp,
hội tụ giữa công nghệ, internet và ƣu thế của các loại hình báo chí truyền
thống đã tạo ra bƣớc ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông
tin, nhanh chóng trở thành kênh truyền thông đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn.
Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC): “Tính đến tháng 11/ 2012, cả
nƣớc có hơn 31,3 triệu ngƣời sử dụng internet, tƣơng ứng với 35,58 % dân số.
Chỉ tính trong vòng 10 năm (2001 - 2011), số lƣợng ngƣời sử dụng internet ở
nƣớc ta tăng trung bình mỗi năm 12%” [66].


Tiếp đó, sự nở rộ của các mạng xã hội (Social Network) thời gian gần
đây ở Việt Nam cũng nhƣ trên toàn thế giới đã tạo ra một làn sóng mới, một
cơn sốt mới kích thích sự phát triển của truyền thông. Thời đại mới, con
ngƣời có nhiều chọn lựa cho việc giao tiếp, trong đó có mạng xã hội. Mạng xã
hội ngày càng đi sâu và có ảnh hƣởng mạnh mẽ vào cuộc sống của con ngƣời.
Mạng xã hội nơi mà mọi thành viên có thể tự do bình luận, chia sẻ, cung cấp
thông tin, truyền tải thông tin tới các thành viên ở cùng 1 cộng đồng mạng.
Thông tin trên mạng xã hội cập nhật từng giây, từng phút mà hầu nhƣ không
phải chịu bất cứ sự kiểm duyệt nào. Và thông tin trên mạng xã hội đa dạng về
mọi lĩnh vực trong đời sống, vừa mang tính cá nhân vừa mang tính đại chúng
và quyền truy cập, tiếp cận thông tin không bị giới hạn. Vì vậy mà một lƣợng
lớn công chúng hang ngày theo dõi thông tin trên mạng xã hội nhiều hơn cả
các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ báo viết, báo nói, báo hình và
thậm chí là cả báo điện tử.
Hiện nay, cả nƣớc có trên 60 báo điện tử, gần 200 trang tin của cơ quan báo
chí và trên 280 trang thông tin điện tử tổng hợp; 63/63 tỉnh, thành phố, 22/22
bộ, ngành đã có cổng thông tin điện tử hay trang tin điện tử; gần 20 nhà đăng ký tên miền Việt Nam, trên 100 nhà đăng ký tên miền quốc tế và hơn 25
doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ hosting tại Việt Nam” [54].
Con số thống kê nêu trên cho thấy sự phát triển nhanh chóng của internet
và các phƣơng tiện truyền thông mà cụ thể là báo điện tử, trang tin điện tử,
mạng xã hội… đang tạo ra một kỷ nguyên truyền thông mới. Internet với
những ứng dụng hiện đại, chức năng vƣợt trội mà lĩnh vực công nghệ thông tin
mang lại đã làm thay đổi thói quen nghe, xem, đọc, viết của công chúng. Các
ứng dụng mới của công nghệ thông tin cho phép con ngƣời có thể giao tiếp,
trao đổi và thoả sức thể hiện những nhu cầu của mình trong cuộc sống trên
mạng một cách tự tin và thoải mái - những điều trƣớc đây không thể thực hiện
đƣợc một cách đơn giản nhƣ vậy. Nhờ internet mà bất cứ ai cũng có thể nói
lên đƣợc những suy nghĩ, quan điểm và chính kiến của mình về những vấn đề
họ quan tâm trong cuộc sống trên cộng đồng mạng. Chỉ với thiết bị kết nối
mạng internet mọi cá nhân có thể đăng tải thông tin hay bất cứ điều gì họ
muốn lên mạng. Điều đó cho thấy công chúng hiện nay đã thay đổi thói quen,
cách thức tiếp cận thông tin và phƣơng tiện tiếp cận thông tin. Do vậy nhà báo
cũng cần thay đổi cách thức tiếp cận nguồn tin để phục vụ nhu cầu công
chúng ngày càng nhanh nhạy và hấp dẫn hơn. Trƣớc tốc độ phát triển và
truyền tải thông tin của mạng xã hội đã hình thành nên những “nhà báo công
dân”, họ có mặt ở khắp mọi nơi và thông tin về mọi vấn đề, sự kiện. Và thông
tin này đã và đang trở thành một trong những nguồn tin “mới” cho báo chí
đặc biệt là báo điện tử tiếp cận khai thác và sử dụng. Mặc dù cho đến nay
nguồn tin trên các trang mạng xã hội vẫn chƣa đƣợc coi là nguồn tin chính
thống, nhƣng nó vẫn đang đƣợc coi là nguồn tin đáng để báo chí lƣu ý, tham
khảo và có hƣớng khai thác, sử dụng phù hợp.
Ở Việt Nam, trong khoảng10 năm trở lại đây mạng xã hội trực tuyến đã
không còn là khái niệm quá mới mẻ. Sự phát triển, tiện ích và sức mạnh lan
toả rộng lớn mạng xã hội đã và đang là một trong những kênh thông tin thu hút sự quan tâm lớn của nhiều đối tƣợng công chúng khác nhau, tham gia vào
quá trình thông tin truyền thông. Chính vì vậy mà mạng xã hội đã và đang tác
động đáng kể tới việc khai thác và sử dụng nguồn tin trên báo chí. Đặc biệt
loại hình điện tử đòi hỏi cập nhật thông tin nhanh thì vấn đề khai thác nguồn
tin là rất cần thiết. Do đó, ngày càng nhiều báo điện tử đã và đang chọn cách
coi mạng xã hội là một nơi cung cấp, khai thác và sử dụng nguồn tin để đăng
tải thành các thông tin chính thống trên báo.
Thực tế những gần đây các báo điện tử ở nƣớc ta đã khai thác và sử dụng
một lƣợng lớn thông tin từ mạng xã hội. Cách thức này đã và mang lại những
hiệu quả thiết thực, đƣa tới cho công chúng những luồng thông tin đa sắc,
nhiều chiều hơn. Nhƣng điều này cũng đã và đang đặt ra những thách thức,
tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng lo ngại đối với các báo điện tử. Làm sao để khai
thác nguồn tin và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội hợp lý để không bị sa đà
quá, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tin này. Nhận thấy đây là vấn đề còn khá
mới mẻ, cần thiết phải đƣợc xem xét, nghiên cứu, đánh giá bƣớc đầu từ góc
độ báo chí học nên tui chọn đề tài:“Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng
nguồn tin từ mạng xã hội” (Khảo sát báo điện tử VnExpress.net,
Vietnamnet.vn năm 2013) làm đề tài luận văn thạc sĩ tại Khoa Báo chí và
Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới vấn đề khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội ở các
báo điện tử đã đƣợc các nhà báo, nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh
vực báo chí và truyền thông phân tích, tìm hiểu khá chi tiết trên nhiều khía
cạnh khác nhau.
Ở Việt Nam từ khi báo điện tử, mạng xã hội xuất hiện trong những năm
gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu đến những vấn đề liên quan đến
báo điện tử và mạng xã hội. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát chƣa có sự liên hệ chặt chẽ giữa báo điện tử và mạng xã
hội. Cho đến nay đã có một số khoá luận, luận văn đề cập đến mối liên hệ
giữa báo điện tử và mạng xã hội. Ví dụ: Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên
Lê Thu Quỳnh, khóa QH - 2003 - X, Khoa Báo chí và Truyền Thông, Trƣờng
ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Trào lưu mạng xã hội
tại Việt Nam” (Khảo sát qua 3 mạng xã hội tiêu biểu hiện nay ở Việt Nam:
VietSpace, Cyworld Việt Nam và Yahoo!3600
). Khóa luận này chủ yếu mới
nghiên cứu việc tham gia vào mạng xã hội của giới trẻ và những ngƣời sử
dụng Internet thƣờng xuyên tại Việt Nam qua 3 mạng xã hội thu hút sự quan
tâm của nhiều ngƣời Việt Nam VietSpace, Cyworld Việt Nam và Yahoo!3600
Khóa luận mới đã đánh giá đƣợc những vấn đề hệ quả và hệ lụy của mạng xã
hội, đề xuất giải pháp phát triển, mô hình lý tƣởng cho 1 mạng xã hội ở Việt
Nam.
Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Ngô Lan Hƣơng, khóa QH - 2006 -
X, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Mạng xã hội với việc truyền tải
thông tin trong lĩnh vực văn hóa - giải trí”. Khóa luận này tập trung vào việc
nghiên cứu quá trình đƣa - tiếp nhận thông tin trong lĩnh vực văn hóa, giải trí
lên các trang mạng xã hội nổi tiếng và có nhiều ngƣời truy cập nhất hiện nay
trong phạm vi 2 trang mạng xã hội chủ yếu: Facebook, Twiter. Kết quả khóa
luận đã đƣa ra những đánh giá và kết luận mang tính định hƣớng trong việc
phát triển mạng xã hội nhằm khai thác một cách tối đa hiệu quả của nó trong
việc lan truyền thông tin trên lĩnh vực văn hóa - giải trí.
Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Oanh, khóa QH - 2009 - X,
Khoa Báo chí và Truyền thông, Trƣờng ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia
Hà Nội, đề tài “Báo chí trực tuyến với việc sử dụng thông tin trên mạng xã
hội”. Khóa luận đã hệ thống đƣợc những vấn đề lý thuyết chung về mạng xã
hội và báo chí trực tuyến.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing



[*:2lda2ceb]Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ[/*:m:2lda2ceb]
[*:2lda2ceb]Báo điện tử với việc khai thác và dùng nguồn tin từ mạng xã hội[/*:m:2lda2ceb]
[*:2lda2ceb]Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 - thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook, zing me và Go.vn)[/*:m:2lda2ceb]
[*:2lda2ceb]Sử dụng mạng xã hội trong phát triển thương hiệu báo điện tử (Khảo sát Báo Vnexpress, VTC News, Vietnamplus từ tháng 01/2013 đến 01/2014)[/*:m:2lda2ceb]
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status