Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp ứng phó để phát triển - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Nghiên cứu các yếu tố gây tổn thương tại huyện Thái Thụy (các tai biến liên quan đến biến đổi khí hậu (BĐKH): nước biển dâng, lũ lụt, xâm nhập mặn, hạn hán, bão và các yếu tố cường hóa tai biến) lên đối tượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) và khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên -xã hội trước các yếu tố gây tác động do BĐKH. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên, môi trường và khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên xã hội trước các tác động của BĐKH. Thành lập bản đồ: Bản đồ hiện trạng NTTS huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2013; Bản đồ mức độ ảnh hưởng của nước biển đến đối tượng NTTS (ở mực nước biển hiện tại và nước biển dâng 80cm); Bản đồ định hướng NTTS (khi nước biển dâng 80cm). Đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nhằm thích ứng với BĐKH.
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của nghiên cứu
Thái Bình là một trong 28 tỉnh thành của cả nước trực tiếp có biển, với những
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, đa dạng. Thái Bình được
đánh giá là một vùng lãnh thổ rất giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là
tài nguyên biển. Bên cạnh đó khu vực này rất nhạy cảm về mặt sinh thái và môi
trường; chịu ảnh hưởng trực tiếp, hàng năm của nhiều dạng thiên tai như bão, lụt.
Huyện Thái Thụy – một huyện ven biển tỉnh Thái Bình có chế độ khí hậu và các yếu tố
tự nhiên khác thường mang tính đan xen giữa biển và lục địa, độ phì nhiêu của đất đai
thường thấp, trên phần lớn diện tích chế độ thủy văn (nước mặt) thường bị mặn hoá
theo mùa. Khả năng phát triển trồng cây lương thực và các hoa màu khác thường kém
và cho năng suất rất thấp, một số diện tích được sử dụng làm muối chưa đem lại hiệu
quả kinh tế cao. Chính vì vậy, với lợi thế vị trí ven biển của mình, huyện đã và đang
tiến hành nhiều hình thức chuyển đổi (cấy lúa ruộng trũng, làm muối, ...) sang nuôi
trồng thuỷ sản (nước mặn, nước lợ, nước ngọt) với hiệu quả cao hơn, đóng góp vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, vùng ven biển Việt Nam nói chung và huyện Thái Thụy nói riêng là
một trong những nơi chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH (BĐKH). Theo kết quả
nghiên cứu “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và
Môi trường công bố năm 2011 cho thấy: trong khoảng 50 năm qua nhiệt độ năm trung
bình cả nước tăng 0,5oC và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía bắc và tăng ở phía
nam. Từ năm 1993 đến 2010 xu hướng mực nước biển tăng trên toàn dải ven biển Việt
Nam trung bình 2,9mm/năm. Nếu mực nước biển dâng 0,5m, trên 4% diện tích đồng
bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập lụt và khoảng 3,4% số dân của khu vực này có
nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp. Do đó, huyện ven biển Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
được nhận định là vùng dễ bị tổn thương do BĐKH và dâng cao mực nước biển.
Hơn nữa, các công trình nghiên cứu về tác động của BĐKH tới hệ thống tài
nguyên - môi trường cũng như các đối tượng bị tổn thương, đặc biệt là ngành NTTS
(NTTS) và khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên, xã hội ở huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình chưa toàn diện và chi tiết. Do đó, đề tài luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng
của BĐKH đến NTTS huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp
ứng phó để phát triển” được lựa chọn nghiên cứu.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status