Đánh giá thực trạng thu gom xử lý và xây dựng mô hình thực nghiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật quy mô phòng thí nghiệm - áp dụng tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội và Tân Tiến, Văn Giang, Hưng Yên - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Khoa học môi trường -- Trường đại học Khoa học tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Thực trạng thu gom, xử lí bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các vùng sản xuất rau tại Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội và Tân Tiến – Văn Giang – Hưng Yên. Nghiên cứu mô hình xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên vùng sản xuất nông nghiệp quy mô cấp xã bằng phương pháp sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh và kiềm hóa đảm bảo vệ sinh môi trường. Nghiên cứu sử dụng tác nhân oxy hóa (tác nhân Fenton) cho xử lý lượng thuốc BVTV tồn đọng còn bán dính trong bao bì. Nghiên cứu sử dụng tác nhân kiềm hóa (tác nhân Ca(OH)2) cho xử lý lượng thuốc BVTV tồn đọng còn bám dính trên bao bì. Xây dựng quy trình thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV và đề xuất cơ chế duy trì hoạt động thu gom
Theo ước tính, lượng bao bì thuốc BVTV thường chiếm khoảng 14,86% so
với lượng thuốc tiêu thụ, như vậy mỗi năm chúng ta đã thải ra môi trường sản
xuất khoảng 15.000 tấn bao bì các loại. Trước đây, phần lớn vỏ bao bì là chai
thủy tinh nhưng gần đây đã được thay thế bằng một phần lớn chai nhựa và các
túi Polyethylen, đây là các chất Polyethylen khó phân giải. Theo kết quả nghiên
cứu của Viện Bảo vệ thực vật cho thấy, lượng thuốc còn bám lại trên vỏ bao bì
trung bình chiếm 1,85% tỷ trọng bao bì, như vậy mỗi năm chúng ta đã đổ vào
môi trường sản xuất khoảng trên 200 tấn thuốc BVTV. Lượng thuốc này đã gây
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, ô nhiễm nguồn đất, nước và
nhiễm bẩn nông sản (Nguyễn Trường Thành , 2007 [8]).
Trong khi trên thế giới đã có rất nhiều mô hình thu gom và xử lý bao bì thuốc
BVTV nhưng hầu như chưa có mô hình thu gom và xử lý nào phù hợp với đặc thù
của nền sản xuất nhỏ, không tập trung như Việt Nam, các nghiên cứu trong nước về
vấn đề này cũng còn hoàn toàn bị bỏ ngỏ. Hiện chưa có cơ quan quản lý cũng như
cơ quan nghiên cứu nào vào cuộc để xem xét những tác động tiêu cực của bao bì
thuốc BVTV, đề xuất mô hình thu gom, làm sạch và phân hủy thuốc bám dính trong
bao bì cũng như tiêu hủy bao bì một cách an toàn, hiệu quả và phù hợp với các địa
phương. Một vấn đề đáng quan tâm là tập quán canh tác thủ công nên phần lớn
người dân sau khi phun thuốc BVTV cho cây trồng thường để lại bao bì ngay trên
bờ ruộng hay vứt xuống kênh mương nội đồng gây ô nhiễm môi trường.
Tại một số địa phương như Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc... Chi cục BVTV địa
phương cũng đã đề xuất mô hình thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV để chứa trong các
bể xi măng để chờ tiêu hủy. Đồng thời, Chi cục cũng đã tập trung vào việc vận động
và tuyên truyền nông dân thu gom và xử lý bao bì sau sử dụng đặc biệt là tại các
vùng sản suất nông sản an toàn. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đồng bộ cho công
tác nghiên cứu và nâng cao năng lực của người dân nên kết quả của mô hình cũng
chưa thực sự giải quyết triệt để được yêu cầu trong công tác thu gom và tiêu hủy bao bì sau sử dụng. Do vậy chúng tui lựa chọn nghiên cứu luận văn là: “Đánh giá
thực trạng thu gom xử lý và xây dựng mô hình thực nghiệm xử lý bao bì thuốc bảo
vệ thực vật quy mô phòng thí nghiệm -Áp dụng tại Đặng Xá – Gia Lâm và Tân Tiến
– Văn Giang – Hưng Yên”
Mục tiêu của luận văn là xác định thực trạng tình hình thu gom, xử lí bao bì
thuốc bảo vệ thực vật trên các vùng sản xuất rau tại Hà Nội và Hưng Yên và nghiên
cứu mô hình xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên vùng sản xuất rau quy mô cấp
xã bằng phương pháp sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh và kiềm hóa đảm bảo vệ sinh
môi trường.
Nội dung của luận văn là:
Thực trạng thu gom, xử lí bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các vùng sản
xuất rau tại Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội và Tân Tiến – Văn Giang – Hưng Yên.
Nghiên cứu mô hình xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên vùng sản xuất
nông nghiệp quy mô cấp xã bằng phương pháp sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh và
kiềm hóa đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Nghiên cứu sử dụng tác nhân oxy hóa (tác nhân Fenton) cho xử lý lượng
thuốc BVTV tồn đọng còn bán dính trong bao bì.
- Nghiên cứu sử dụng tác nhân kiềm hóa (tác nhân Ca(OH)2) cho xử lý lượng
thuốc BVTV tồn đọng còn bám dính trên bao bì.
- Xây dưn ̣ g quy trình thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV và đề xuất cơ chế
duy trì hoạt động thu gom.
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về hiện trạng ô nhiễm của bao bì thuốc bảo vệ thực vật
1.1.1. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên
hay được tổng hợp từ các chất hóa học, dùng để phòng, trừ dịch hại trên cây trồng,
điều hòa sinh trưởng thực vật, xua đuổi hay thu hút các loại sinh vật gây hại trên
thực vật đến để tiêu diệt. Có thể nói, thuốc BVTV là một loại vật tư kỹ thuật quan
trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê của Cục BVTV,
nếu trước năm 2003, lượng thuốc BVTV nhập khẩu vào Việt Nam không bao giờ
vượt quá con số 40.000 tấn/năm, nhưng kể từ năm 2004 đến nay đã tăng gấp đôi, cá
biệt kể từ năm 2008, lượng thuốc BVTV nhập khẩu lên tới hơn 100.000 tấn (Vương
Trường Giang và cs, 2011 [2]).
Qua điều tra trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận cho thấy chủng loại
thuốc bảo vệ thực vật hiện có mặt trên thị trường cung cấp cho sản xuất rất đa dạng.
Phỏng vấn nông dân về các thuốc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp cho thấy việc
sử dụng thuốc BVTV rất phức tạp, nó phụ thuộc vào từng loại cây trồng và theo
từng vụ trong năm. Có thể kể ra một số loại thuốc thường được dùng trong canh tác
như bảng 1.1 dưới đây (Đặng Phương Lanvà cs, 2010 [4]).
Bảng 1.1: Bảng các thuốc thường được sử dụng trong sản xuất



U26pZ21WXy2AgPA

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status