Đánh giá mức độ ô nhiễm BTEX trong không khí khu vực dân cư thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chương 1.TỔNG QUAN.................................................................................. 3
1.1. Tính chất hóa lý của BTEX ................................................................................. 3
1.2. Nguồn phát sinh BTEX trong môi trường ........................................................ 4
1.3. Hình thái và chuyển hóa của BTEX trong môi trường................................... 6
1.3.1. Benzen.............................................................................................. 6
1.3.2. Toluen............................................................................................... 7
1.3.3. Etylbenzen ........................................................................................ 7
1.3.4. Xylen ................................................................................................ 7
1.4. Tác động của BTEX đến môi trường................................................................. 8
1.5. Tác động của BTEX đến sức khỏe con người.................................................. 8
1.5.1. Benzen.............................................................................................. 9
1.5.2. Toluen............................................................................................. 10
1.5.3. Etylbenzen ...................................................................................... 12
1.5.4. Xylen .............................................................................................. 14
1.6. Các phương pháp lấy mẫu và định lượng BTEX trong không khí............. 15
1.7. Tình hình nghiên cứu BTEX ở trên Thế giới và Việt Nam......................... 18
1.7.1. Tình hình nghiên cứu BTEX ở một số quốc gia trên Thế giới ......... 18
1.7.2. Tình hình nghiên cứu BTEX ở Việt Nam........................................ 20
1.8. Đánh giá rủi ro môi trường của BTEX................................................... 22
1.8.1. Xác định nguy cơ gây hại................................................................ 22
1.8.2. Đánh giá liều lượng đáp ứng ........................................................... 22
1.8.3. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm ......................................................... 22
1.8.4. Mô tả đặc tính rủi ro........................................................................ 22
1.9. Tổng quan về quận Hai Bà Trưng ................................................................... 25
1.9.1. Vị trí địa lý...................................................................................... 25
1.9.2. Địa hình .......................................................................................... 27
1.9.3. Khí hậu ........................................................................................... 27
1.9.4. Đặc điểm giao thông ....................................................................... 27
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 29

2.2.1. Phương pháp lấy mẫu tại hiện trường.............................................. 29
2.2.2. Phương pháp vận chuyển và bảo quản mẫu..................................... 34
2.2.3. Phương pháp phân tích sắc ký khí xác định BTEX.......................... 34
2.2.4. Thực nghiệm................................................................................... 36
2.2.5. Phương pháp phỏng vấn.................................................................. 40
2.2.6. Đánh giá rủi ro sức khỏe tiềm năng................................................. 40
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................... 41
3.1. Thể tích mẫu quy đổi theo điều kiện chuẩn.................................................... 41
3.1.1. Thể tích lấy mẫu tại nút giao thông Đại La - Minh Khai ở vị
trí T1, T2 quy đổi theo điều kiện chuẩn .......................................... 43
3.1.2. Thể tích lấy mẫu tại nút giao thông Đại Cồ Việt - Trần Khát
Chân ở vị trí T3, T4 quy đổi theo điều kiện chuẩn .......................... 43
3.1.3. Thể tích lấy mẫu tại nút giao thông Trần Khát Chân - Kim
Ngưu ở vị trí T1, T2 quy đổi theo điều kiện chuẩn.......................... 43
3.2. Nồng độ BTEX tại các vị trí nghiên cứu......................................................... 41
3.2.1. Nồng độ BTEX trong không khí tại khu vực nút giao thông
Đại La - Minh Khai ........................................................................ 43
3.2.2. Nồng độ BTEX trong không khí tại khu vực nút giao thông
Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân ........................................................ 44
3.2.3. Nồng độ BTEX trong không khí tại khu vực nút giao thông
Trần Khát Chân - Kim Ngưu .......................................................... 45
3.3. Đặc điểm ô nhiễm các chất BTEX trong không khí khu vực
nghiên cứu........................................................................................................... 46
3.3.1. Đặc điểm ô nhiễm phân bố theo thời gian ....................................... 46
3.3.2. Đặc điểm ô nhiễm phân bố theo không gian.................................... 53
3.4. Đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe tiềm năng.................................................. 55
3.5. Kết quả phỏng vấn tình hình sức khỏe người dân......................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 64
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 67

MỞ ĐẦU
Ô nhiễm không khí đang là một thách thức lớn mà chúng ta phải đối mặt
trong thiên niên kỷ này. Con người gây ô nhiễm môi trường không khí bằng các
nguồn cơ bản: do các hoạt động công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải và
các hoạt động sống khác của con người, do hoạt động của các vi sinh vật. Trong
đó nguồn ô nhiễm không khí do giao thông vận tải đang có xu hướng gia tăng và
đóng vai trò khá lớn, nhất là tại các đô thị [5].
Hà Nội là thành phố lớn thứ hai của cả nước, trong những năm qua, cùng
với sự gia tăng dân số là sự bùng nổ số lượng các phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ. Tại Hà Nội tốc độ gia tăng số lượng phương tiện giao thông cơ giới
hàng năm là gần 20%, vượt quá sự đáp ứng về cơ sở hạ tầng đường giao thông.
Chất lượng không khí ở Hà Nội đang ngày càng xấu do sự gia tăng của dân số,
khu công nghiệp và các nguồn khí thải từ các khu dân cư. Trong đó, khí thải
giao thông là nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí tại Hà Nội [5].
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khí thải từ các loại xe
cơ giới là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất và nguy hại nhất tại các đô thị.
Những yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí do phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ chủ yếu là: bụi, SO2, CO2, CO, NOx, VOCs, CxHy, ..., trong đó có
một số thành phần gây nguy hại cho sức khỏe và môi trường như: benzen,
toluen, etylbenzen, xylen, gọi tắt là BTEX. BTEX có mặt trong không khí chủ
yếu là từ khí thải của các động cơ đốt trong dùng trong các phương tiện giao
thông vận tải. Con người bị phơi nhiễm BTEX thì sẽ biểu hiện gây kích thích cho
da và các giác quan, gây suy yếu hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến gan,
thận và máu. Theo Tổ chức Bảo vệ Môi trường của Mỹ (USEPA), mặc dù cơ chế
tác động của benzen đối với sức khỏe cộng đồng chưa rõ ràng nhưng benzen có
liên quan đến việc làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu và khối u ở người.
Với tốc độ gia tăng dân số và phương tiện giao thông cơ giới tại Hà Nội
như hiện nay sẽ làm cho môi trường không khí tại đây ngày càng ô nhiễm trầm
trọng đe dọa đến sức khỏe người dân. Vì vậy, việc xác định BTEX trong không
khí, đánh giá ô nhiễm BTEX ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, từ đó đề xuất
giải pháp nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm không khí là những việc làm cần thiết.
Trong những năm qua đã có nhiều nhà khoa học, nhiều công trình nghiên
cứu, phân tích xác định thành phần, hàm lượng của các chất ô nhiễm trong môi
trường không khí, nhưng các dung môi hữu cơ nới chung và BTEX nói riêng
vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Để đóng góp vào hướng nghiên cứu trên, tôi
lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá mức độ ô nhiễm BTEX trong không
khí khu vực dân cư thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội”.
Nội dung nghiên cứu gồm:
- Nghiên cứu lấy mẫu và phân tích xác định nồng độ BTEX trong các
mẫu không khí lấy ở ba nút giao thông chính thuộc quận Hai Bà Trưng, thành
phố Hà Nội (nút giao thông là điểm giao giữa các tuyến phố Đại La - Minh
Khai, Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân và Trần Khát Chân - Lò Đúc).
- Sử dụng số liệu nồng độ BTEX đã xác định được để đánh giá mức độ ô
nhiễm BTEX trong không khí tại nút giao thông và trong khu vực sinh sống của
người dân xung quanh các nút giao thông này.
- Dựa vào nồng độ BTEX đã xác định để tính toán đánh giá nguy cơ rủi
ro của BTEX đối với sức khỏe người dân sống trong khu vực này.
- Trên cơ sở thống kê bệnh tật của người dân sống trong khu vực xung
quanh ba nút giao thông nghiên cứu thông qua phỏng vấn xác định sự tồn tại của
nhóm các bệnh tật có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống
trong vùng nghiên cứu.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tính chất hóa lý của BTEX
BTEX là cụm từ viết tắt của benzen, toluen, etylbenzen, xylen. BTEX có
trong thành phần của nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong. BTEX phát tán ra
không khí có trong khói thải của động cơ xe và từ các bình chứa nhiên liệu.
BTEX là những chất nguy hiểm tham gia vào các phản ứng quang hoá và tạo ra
các sản phẩm phụ như là ozon, peroxyaxetyl nitrat, các gốc tự do và nitơ oxit.
Theo các nghiên cứu độc học, BTEX là các hợp chất kích thích và gây hại cho
hệ thần kinh.
Phân tử BTEX có chứa một vòng thơm, hình 1 [2].
Benzen Toluen Etylbenzen o,m,p-Xylen
Hình 1. Công thức cấu tạo của BTEX
Benzen là chất lỏng không màu, dễ bay hơi, dễ cháy, ít tan trong nước, tan
trong dung môi hữu cơ, được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp [20].
Toluen là chất lỏng trong suốt, không màu, có mùi gần giống benzen,
không tan trong nước, rất dễ cháy. Toluen được ứng dụng trong sản xuất sơn,
pha loãng sơn, nước làm bóng móng tay, sơn mài, keo dính, cao su, in ấn, thuộc
da, dùng làm dung môi hoà tan nhiều loại vật liệu [21].
Etylbenzen là chất lỏng, không màu, có mùi giống xăng dầu, bay hơi ở
nhiệt độ thường, dễ cháy nổ [13].
Xylen là chất lỏng không màu, mùi đặc biệt của dung môi thơm, không
tan trong nước, tan tốt trong các dung môi không phân cực, dễ cháy. Xylen được
ứng dụng làm dung môi trong ngành in, cao su, công nghiệp da, pha loãng sơn,
vecni, công nghiệp xơ tổng hợp, thành phần trong lớp phủ ngoài của vải và giấy
[14]... Có ba đồng phân của xylen trong đó các nhóm metyl khác nhau trên vòng

rF3UMLcayXDy9Po

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status