Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hợp chất hữu cơ ở sông Tô Lịch và đề xuất các biện pháp giảm thiểu - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa đang tạo ra

sức ép lớn tới môi trường. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta đã và đang tạo ra

sức ép lớn cho xã hội đặc biệt ở các thành phố lớn. Ở Hà Nội, trung bình mỗi ngày

đêm xả ra 450.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý và 400 cơ sở sản xuất đổ

vào hệ thống thoát nước thành phố khoảng 260.000 m3

/ngày đêm, trong đó chỉ có

khoảng 40 cơ sở đầu tư trạm xử lý nước thải, số còn lại mới xử lý sơ bộ hay xả

thẳng ra sông, hồ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng [7].

Sông Tô Lịch là một trong bốn sông thoát nước thải của Thành phố Hà Nội.

Hàng ngày, sông phải tiếp nhận một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý làm ô

nhiễm nước sông, ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí khu vực ven sông và

sức khỏe người dân [3]. Ngoài ra, sông Tô Lịch bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến

chất lượng nước sông Nhuệ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm đánh giá mức

độ ô nhiễm, tuy nhiên, các nghiên cứu này thường chỉ tập trung vào các thành phần

môi trường, các thông số môi trường cơ bản như: NH4

+

, NO3

-

, NO2

-

, BOD, COD,

các kim loại nặng...[1,2,4,5]. Việc đánh giá các thành phần hợp chất hữu cơ cụ thể

còn ít được thực hiện do khó khăn trong phân tích và chi phí cao.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 70.000 loại hợp chất hóa học đang

được sử dụng, tuy nhiên về số lượng và chủng loại của các hợp chất hóa học được

sản xuất ra có tốc độ gia tăng nhanh chóng. Các ảnh hưởng trái ngược nhau về cả

mặt có lợi và có hại của các chất hóa học đã được đề cập đến trong nhiều báo cáo

của các nhà khoa học. Để có thể đưa ra những biện pháp đối phó phù hợp với những

tác động của hóa chất, trước hết cần xác định được mức độ ô nhiễm hóa chất

trong môi trường, thực phẩm...Các hóa chất hữu cơ độc hại đã và đang được quan

trắc và đo đạc tại nhiều nước trên thế giới. Các phương pháp phân tích thường được

sử dụng nhiều là phương pháp sắc ký khí và sắc ký lỏng sử dụng đầu dò khối phổ,

các phương pháp này thường có độ nhạy, độ chọn lọc cao. Mặc dù vậy, các phương

2

pháp phân tích thông thường sẽ không thể phân tích được đồng thời tất cả các hợp

chất, chính vì vậy khiến cho giá thành, chi phí xác định các hợp chất rất cao và đòi

hỏi nhiều thời gian.

Phương pháp phân tích hợp chất hữu cơ sử dụng phần mềm AIQS-DB trên

thiết bị GC-MS có thể phân tích được đồng thời hơn 900 hợp chất ô nhiễm trong

môi trường. Phương pháp này có ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác là

chi phí thấp (không cần sử dụng chất chuẩn mà chỉ sử dụng qua chất nội chuẩn), là

công cụ hữu ích trong đánh giá ô nhiễm.

Vì thế, với những lợi thế của phương pháp phân tích hợp chất hữu cơ trên

thiết bị GC-MS sử dụng phần mềm AIQS-DB, việc “Đánh giá nguy cơ ô nhiễm

hợp chất hữu cơ ở sông Tô Lịch và đề xuất các biện pháp giảm thiểu” là rất cần

thiết để kiểm soát và bảo vệ nguồn nước mặt đang ngày càng bị ô nhiễm.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Đánh giá nguy cơ ô nhiễm của một số hợp chất hữu cơ đặc thù qua khảo sát

nguồn thải. Từ đó, đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước sông Tô Lịch.

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

 Tổng quan tài liệu

 Phân tích đồng thời các hợp chất hữu cơ bằng phần mềm AIQS-DB tích hợp

trên thiết bị GC-MS

 Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hợp chất hữu cơ qua khảo sát nguồn thải và mức

độ ô nhiễm trong nước sông Tô Lịch

 Đánh giá khả năng tự làm sạch của sông Tô Lịch theo kịch bản giả định

 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước sông Tô Lịch

3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1. Mức độ ô nhiễm các hợp chất hữu cơ trong nước ở các sông trên Thế giới

và Việt Nam

1.1.1. Mức độ ô nhiễm các hợp chất hữu cơ trong nước ở các sông trên Thế giới

Ô nhiễm nước là một trong những vấn đề môi trường mà thế giới đang phải

đối mặt. Hiện nay, các sông trên thế giới ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do ảnh

hưởng của các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp... Sự xuất hiện của các chất ô

nhiễm hữu cơ độc hại như: PAHs, PCBs, thuốc trừ sâu, phthalate...ở các sông đã

dấy lên những lo ngại đối với sức khỏe con người và các loài thủy sinh.

Tháng 8 năm 2005 W.Guo và nhóm nghiên cứu đã thực hiện đánh giá sự

xuất hiện của các aliphatic hydrocarbons (AHc) trong nước, các chất lơ lửng và

trầm tích hệ thống sông Daliao bao gồm sông Hun, sông Taizi và sông Daliao.

Nồng độ AHc trong nước mặt từ 13,39-283,62 μg/l. Điểm có nồng độ cao là do có

nguồn thải bổ sung vào. Còn nồng độ giảm là do nước sông bị pha loãng. Nồng độ

cao nhất ở sông Hun là 283,62 μg/l, do ảnh hưởng của nước thải của thành phố

Shenyang. Gần công ty Thép Benxi chính là vị trí có nồng độ AHc cao nhất sông

Taizi. Điểm hợp lưu của Sông Hun và sông Taizi với sông Daliao là điểm có nồng

độ cao nhất sông Daliao [68]. Vì vậy, để đánh giá nguy cơ ô nhiễm ở các sông thì

việc khảo sát các nguồn thải đổ vào sông rất cần thiết.

Nồng độ PAHs trong nước sông Huaihe, Trung Quốc từ 0,86 đến 408 ng/l.

Ngoại trừ một số điểm có nồng độ cao, còn lại hầu hết các mẫu nước đều thấp hơn

hay tương đương với tiêu chuẩn nước không ô nhiễm của WHO (50mg/l) [70]. Các

vị trí có nồng độ cao là do ảnh hưởng của các hoạt động công nghiệp. Trong nước

sông Huaihe có chủ yếu là các PAH có khối lượng phân tử thấp (chiếm khoảng 78%

tổng nồng độ các PAH) [32].


/file/d/0BzFhhC ... JiT0U/view
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status