Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại làng nghề Thái Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và định
hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà
nước đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển các làng nghề. Nhiều làng nghề
truyền thống được khôi phục trở lại và nhiều làng nghề mới ra đời, góp phần quan
trọng làm thay đổi bộ mặt của nông thôn Việt Nam. Hoạt động của các làng nghề
mang lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, giải quyết nguồn lao
động dôi dư, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần xóa đói giảm cùng kiệt cho
người dân.
Do tính chất linh hoạt trong sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ, nguồn vốn không
cần lớn, sản phẩm đa dạng và luôn thay đổi theo nhu cầu thị trường nên các làng
nghề đang là bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế và luôn được chú trọng
trong các định hướng phát triển.
Bên cạnh những mặt tích cực hiện nay, các làng nghề của Việt Nam đang đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức như trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, các
mâu thuẫn về mặt xã hội...nhưng quan trọng nhất là các tác động tiêu cực đến chất
lượng môi trường sống và sức khỏe do hoạt động sản xuất làng nghề gây ra. Đa
phần các làng nghề Việt Nam được hình thành một cách tự phát với công nghệ sản
xuất lạc hậu, thiết bị đơn giản, thủ công, hiệu quả sử dụng nguyên liệu thấp, mặt
bằng sản xuất hạn chế, việc đầu tư xây dựng các hệ thống bảo vệ môi trường rất ít
được quan tâm, ý thức tự bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe chính gia đình
mình của người lao động còn hạn chế. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề
đã và đang là vấn đề bức xúc cần được quan tâm giải quyết.
Hiện nay trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh có 30 làng nghề hoạt động sản xuất kinh
doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thủ công mỹ nghệ (đồ mộc), kim khí, chế
biến thủy sản, chăn ga gối nệm, mây tre đan,… đã góp phần nâng cao thu nhập cho
người lao động và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các vùng nông thôn.
Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, các biện
pháp bảo vệ môi trường còn hạn chế vì vậy nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất là rất cao. Để có cơ sở nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường đối với làng nghề cần có điều tra khảo sát một cách cụ thể,
chi tiết về hiện trạng môi trường của các làng nghề.
Thái Yên là một xã không chỉ phát triển nghề thủ công mỹ nghệ thuộc huyện
Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh với sản xuất làng nghề mộc có truyền thống gần 400 năm
mà các nghành nghề khác cũng khá phát triển. Tốc độ phát triển kinh tế luôn ở vị trí
cao so với toàn tỉnh. Song bên cạnh sự phát triển đó vấn đề ô nhiễm chất thải rắn
thải bởi hoạt động sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt cũng ngày càng gia tăng đang làm
suy giảm chất lượng môi trường ở đây. Nhận thấy thực trạng ô nhiễm đó Chính
quyền địa phương đã có những chính sách quan tâm đầu tư cho việc quản lý, thu
gom chất thải rắn ở địa phương mình. Tuy nhiên do đặc thù riêng về điều kiện tự
nhiên và kinh tế - xã hội của nông thôn nói chung và của xã Thái Yên nói riêng, địa
phương đã và đang gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý và thu gom nên
kết quả hiện nay đạt được vẫn chưa cao.
Để góp phần vào sự phát triển một cách toàn diện, bền vững, đáp ứng yêu cầu về
phát triển và bảo vệ môi trường, việc điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý chất
thải rắn thải rắn và xây dựng các mô hình tái sử dụng, thu gom, xử lý chất thải rắn thải
góp phần cải thiện môi trường tại làng nghề mộc Thái Yên. Xuất phát từ thực tế đó,
việc thực hiện đề án: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý chất thải rắn tại làng nghề Thái Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà
Tĩnh” là rất cần thiết và cấp bách.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm và tiêu chí làng nghề
Theo quy định tại Điều 3, Thông tư 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011
của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề thì làng
nghề được định nghĩa là một (01) hay nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng,
buôn, phum, sóc hay các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị
trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất
ra một hay nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Xét về mặt định tính: làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành và phát
triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển và chịu sự chi phối của nông nghiệp và nông thôn. Làng nghề
gắn liền với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nền kinh tế hiện vật, sản
xuất nhỏ tự cung tự cấp.
Xét về mặt định lượng: làng nghề là những làng mà ở đó có số người chuyên
làm nghề thủ công và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ
lệ lớn trong tổng dân số của làng.
Tiêu chí để xem xét một cách cụ thể đối với một làng nghề điển hình là: Có
tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh
ngành nghề. Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của làng nghề [3].
1.1.2. Đặc điểm chung của làng nghề
Tại mỗi làng nghề tuy bao giờ cũng có sự khác nhau về quy mô sản xuất, quy
trình công nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có chung một số đặc điểm sau [1].
- Lực lượng lao động trong làng nghề đa số là người dân sống trong làng. Các
ngành nghề phi nông nghiệp trong làng sẽ tạo ra sản phẩm giúp cho người dân tăng
thu nhập trong lúc nông nhàn.


a1Q96ih48l0oq6h

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status