Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện – điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng - pdf 25

Luận văn:Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện – điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng : Luận văn ThS. Hóa học: 60 44 01 13
Nhà xuất bản:ĐHKHTN
Ngày:2013
Chủ đề:Hóa vô cơ
Thủy tinh
Chất thải điện
Chất thải điện tử
Vật liệu nhẹ không nung
Thành phần hóa học
Miêu tả:56 tr.
Luận văn ThS. Hóa vô cơ -- Trường Đại học Khoc học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu về chất thải điện – điện tử trong đó chú ý đến thuỷ tinh phế thải. Nghiên cứu thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh phế thải. Nghiên cứu sản xuất vật liệu nhẹ không nung bằng phương phương pháp sinh bọt khí: Thủy tinh + xi măng Portland + Phụ gia + nước. Quy trình sản xuất được thực hiện như sau: Cân chính xác từng thành phần theo bài phối liệu; Trộn đều; Đổ khuôn; Bảo dưỡng ở nhiệt độ thường 20 - 30oC trong vòng 12 - 24h; Tháo khuôn; Bảo dưỡng khuyết tật: từ 5-7 ngày; Để mẫu 28 ngày rồi kiểm tra các thông số kĩ thuật. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hình thành vật liệu không nung và sự thay đổi tính chất của vật liệu không nung. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian nghiền đến kích thước hạt thủy tinh (từ kết quả thực nghiệm tôi quyết đinh thông số để nghiền thủy tinh thành bột cho cho các thí nghiệm tiếp theo là 50 phút, 03 viên bi và tốc độ 250 vòng/phút cho 100g thủy tinh thô). Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ Lỏng/Rắn (Lượng nước hợp lí để khấy trộn tạo hồ liệu đồng nhất và xốp; từ kết quả thực nghiệm tôi thấy tỷ lệ L/R 2.9:10 thu được mẫu có thông số tốt, do vậy tôi chọn tỉ lệ này để tiến hành nghiên cứu). Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ xi măng/bột thủy tinh đối với tính chất vật liệu không nung (Độ xốp tốt và cường độ kháng nén tốt: Rn (kgf/cm2) = 31.5, d (g/cm3) = 0.867; từ kết quả thực nghiệm tôi thấy tỷ lệ XM/TT 1:1 thu được mẫu có thông số tốt, do vậy tôi chọn tỉ lệ này để tiến hành nghiên cứu). Khảo sát sự ảnh hưởng của tốc độ khuấy tới sự hình thành mẫu bê tong (Hồ liệu được khuấy đều, tạo bọt tốt và đổ khuôn dễ ràng. Rn (kgf/cm2) = 31.5, d (g/cm3) = 0.867, Thông qua kết quả trên tôi thấy khuấy với tốc độ 1000 vòng/phút cho ta hồ liệu đồng nhất, dễ dàng đổ khuôn và mẫu cho các tính chất tốt, do đó tôi chọn tốc độ khuấy này để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo). Khảo sát sự ảnh hưởng của Natri claurinsulfat tới các tính chất của vật liệu (Mẫu tạo xốp tốt, tỷ trọng tốt: d (g/cm3) = 0.867, Rn (kgf/cm2) = 31.5; Từ kết quả thực nghiệm, tôi chọn chất tạo bọt Natri claurinsulfat sử dụng với hàm lượng là 0.75% so với tổng khối lượng để tiến hành nghiên cứu). Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian khuấy tới các tính chất của vật liệu nhẹ (Mẫu thu được có độ xốp tốt: d (g/cm3) = 0.867, Rn (kgf/cm2) = 31.5;Thông qua kết quả như đã nêu ở trên, tôi chọn thời gian khuấy là 7 phút). Khảo sát sự ảnh hưởng của tro bay đến các tính chất của vật liệu nhẹ (Hiện tượng không khác nhau đáng kể so với mẫu chuẩn, d (g/cm3) = 0.872, Rn (kgf/cm2) = 31.0; Từ kết quả thực nghiệm tôi nhân thấy nếu thay thế 4% xi măng bằng tro bay thi tính chất vật liệu không thay đổi nhiều lắm, nên có thể trọn để nghiên cứu). Khảo sát sự ảnh hưởng của Natri silicat đến các tính chất của vật liệu nhẹ (Hiện tượng không khác nhau đáng kể so với mẫu chuẩn, d (g/cm3) = 0.878, Rn (kgf/cm2) = 31.5; Qua các kết quả thực nghiệm thấy khi thay thế 4% xi măng bằng Natri silicat thì tính chất của vật liệu không thay dổi nhiều lắm và có thể chấp nhận được).Khảo sát sự ảnh hưởng của cấp hạt thủy tinh đến các tính chất của vật liệu nhẹ (Hiện tượng giống mẫu chuẩn, d (g/cm3) = 0.865, Rn (kgf/cm2) = 32.5; Qua thực nghiệm tôi thấy ảnh hưởng của cấp hạt rất rõ rệt lên các tính chất của vật liệu nếu dung thủy tinh có cấp hạt 100µm ÷200 µm. Do vậy để làm vạt liệu nhẹ ta phải nghiền mịn sao cho cấp hạt của thủy tinh Link tải Free download cho anh em Ket-noi:
01050001379.pdf

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status