Xây dựng mô hình biểu diễn tri thức cho bài toán hóa vô cơ - pdf 25

Link tải miễn phí luận văn


I. Giới thiệu:
1. Mô hình COKB
Mô hình COKB được gọi là mô hình tri thức các đối tượng tính toán (Computational Objects Knowledge Base), trong đó khái niệm cơ bản mà mô hình đề cập tới là khái niệm đối tượng tính toán (C-Object).
Mỗi C-Object là một đối tượng của mô hình mạng tính toán bao gồm các tập thành phần:
(Attrs, F, Facts, Rules)
Trong đó:
- Attrs là tập thuộc tính của đối tượng
- F là tập các quan hệ suy diễn tính toán
- Facts là tập hợp các tính chất vốn có của đối tượng, và Rules là tập hợp các luật suy diễn trên các sự kiện.
Từ đó ta có mô hình COKB là một hệ thống (C, H, R, Ops, Rules) gồm:
- Một tập hơp C chứa các khái niệm về các C-Object.
Mỗi khái niệm là một lớp C-Object có cấu trúc bên trong như sau:
+ Kiểu đối tượng.
+ Danh sách các thuộc tính.
+ Quan hệ trên cấu trúc thiết lập.
+ Tập hợp các điều kiện ràng buộc trên các thuộc tính.
+ Tập hợp các tính chất nội tại trên các thuộc tính.
+ Tập hợp các quan hệ suy diễn - tính toán.
+ Tập hợp các luật suy diễn có dạng:
các sự kiện giả thiếtcác sự kiện kết luận
- Một tập H các quan hệ phân cấp giữa các loại đối tượng.
Trên tập C ta có một quan hệ phân cấp theo đó có thể có một số khái niệm là sự đặc biệt hóa của các khái niệm khác. Có thể nói rằng H là một biểu đồ Hasse khi xem quan hệ phân cấp trên là một quan hệ thứ tự trên C.
- Một tập R các loại quan hệ trên các C-Object.
Mỗi quan hệ được xác định bởi <tên quan hệ> và các loại đối tượng của quan hệ, và quan hệ có thể có một số tính chất nhất định.
- Một tập hơp Ops các toán tử.
Các toán tử cho ta một số phép toán trên các biến thực cũng như trên các đối tượng.
- Một tập hơp Rules gồm các luật được phân lớp.
Mỗi luật cho ta một qui tắc suy luận để đi đến các sự kiện mới từ các sự kiện nào đó, và về mặt cấu trúc mỗi luật r có thể được mô hình dưới dạng:
r : sk1, sk2, ..., skn   sk1, sk2, ..., skm 

2. Bài toán Hóa học Vô cơ
Hóa học là một lĩnh vực khoa học về các đơn chất, hợp chất có trong tự nhiên, cách chúng hình thành, phản ứng với nhau để tạo thành chất mới. Khi nói tới bài toán hóa học phổ thông, người ta sẽ nghĩ đến các phản ứng và các bài toán trên các phản ứng đó.
Một số ví dụ về các bài toán trong Hóa học phổ thông:
- Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học.
Ví dụ: Na-> NaOH -> NaCl -> NaClO v.v…
- Tính khối lượng (thể tính) của các chất tạo thành khi biết khối lượng (thể tích) của một vài chất tham gia và điều kiện phản ứng nếu có.
Ví dụ: cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100ml dung dịch NaF 0.05M và NaCl 0.1M. Tính khối lượng kết tủa thu được.
- Nhận biết hóa chất
Ví dụ: Hãy trình bày cách nhận biết các chất sau: Al, Mg, Ca, Na bằng phương pháp hóa học

ih0WX9YEqRYf9c2
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status