Lịch sử phát triển trầm tích đệ tứ đồng bằng Nha Trang - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................7
CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA CHẤT KHU VỰC.................................................9
1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................................................9
1.4. Mạng thủy văn, hải văn......................................................................................................... 11
1.5. Đặc điểm địa chất.................................................................................................................. 12
CHƢƠNG 2. LỊCH SỬ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 21
2.1. Lịch sử nghiên cứu................................................................................................................ 21
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................................... 23
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa....................................................................... 23
2.2.2. Các phương pháp phân tích và xử lý số liệu trong phòng ............................................. 23
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM TƢỚNG VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH TẠO TRẦM
TÍCH ĐỒNG BẰNG NHA TRANG ............................................................................................... 36
3.1. Đặc điểm tƣớng trầm tích đồng bằng Nha Trang.................................................................. 36
3.2. Lịch sử phát triển các thành tạo trầm tích Đệ Tứ đồng bằng Nha Trang .............................. 49
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT......................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH ......................................................................................... 63

MỞ ĐẦU
Đồng bằng Nha Trang là một đồng bằng nhỏ thuộc dải đồng bằng ven biển
Nam Trung Bộ. Vì vậy khu vực này chịu ảnh hƣởng điều kiện khí hậu và địa chất
chung gần giống nhƣ các đồng bằng trong khu vực, là đồng bằng nhỏ hẹp bị xen
kẹp giữa các dãy núi. Do sông nằm trong đồng ngắn dốc có đặc điểm của sông miền
núi nhƣng do chiều dài của sông ngắn, lòng sông nhỏ hẹp và ít phân lƣu lại sát biển
nên chịu nhiều ảnh hƣởng của biển. Tuy vậy trong khi các đồng bằng khác của khu
vực đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ nằm ở khu vực biển hở thì đồng bằng Nha
Trang chịu tác động của điều kiện đặc biệt nhƣ nhiều vũng vịnh và hệ thống đảo
chắn nên có nhiều đặc điểm khác biệt về các quá trình thành tạo địa tầng, trầm tích,
địa mạo[30]…Quá trình hình thành và phát tiển đồng bằng đã tạo nên cảnh quan
tiêu biểu của đồng bằng Nha Trang mang nhiều ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế
- xã hội, an ninh quốc phòng: Đây là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, cảnh quan tự nhiên đa dạng, vùng đồng bằng vùng phù sa phì nhiêu là
diện tích trồng lúa quan trọng; các vùng đất ngập nƣớc và bãi cát ven biển đan xen
khai thác rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản và du lịch… Vì vậy nghiên cứu đặc
điểm trầm tích Đệ Tứ, lớp trầm tích gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội và và lịch
sử phát triển trầm tích Đệ Tứ đồng bằng Nha Trang cung cấp thêm cơ sở khoa học
phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực.
Nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ ở Việt Nam và đồng bằng Nha Trang nói chung
thƣờng đƣợc gắn liền với những công trình nghiên cứu về trầm tích Đệ Tứ thuộc
nhiều hƣớng nghiên cứu địa chất khác nhau, ví dụ nhƣ điều tra đo vẽ bản đồ (địa
chất, địa mạo, địa chất thủy văn- địa chất công trình, địa chất đô thị…), thành lập
bản đồ địa chất khoáng sản hay các công trình điều tra nghiên cứu cơ bản khác…
(Saurin E., 1935; Fromaget J., 1937). Các công trình điều tra đo vẽ bản đồ các loại
chủ yếu nhằm phân chia các phân vị địa tầng Đệ Tứ và xác lập ranh giới của chúng
trên bản đồ. Các nghiên cứu về địa chất khá nhiều, thƣờng gắn liền với các mục tiêu
cụ thể nhằm phục vụ phát triển KTXH còn các hƣớng nghiên cứu về lịch sử phát
triển địa chất chung, hay lịch sử tiến hóa trầm tích trong Đệ Tứ thì còn sơ lƣợc. Theo đó, học viên lựa chọn đề tài: “Lịch sử phát triển trầm tích Đệ Tứ đồng bằng
Nha Trang” đƣợc lựa chọn nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa đặc điểm thành
phần trầm tích, tƣớng trầm tích và phân bố của chúng trong kỷ Đệ Tứ. CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA CHẤT KHU VỰC
1.1. Vị trí địa lý
Vùng nghiên cứu có diện tích 385km2, bao gồm chủ yếu là đồng bằng Nha
Trang, thuộc địa phận Thành phố Nha Trang và phần phía Đông của huyện Diên
Khánh, tỉnh Khánh Hòa (hình 1.1), đƣợc giới hạn trong khoảng tọa độ sau:
12°9’35” đến 12° 18’16” vĩ độ Bắc
108°59’57’’ đến 109°13’2" kinh độ Đông
Hình 1.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu
1.2. Địa hình - địa mạo
1.2.1. Đặc điểm địa hình
Vùng nghiên cứu nằm ở phía Đông dải Trƣờng Sơn mang các đặc trƣng của
miền đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ có độ cao thấp dần từ Tây sang Đông và
cao dần từ trung tâm ra hai phía Bắc và Nam... có thể chia ra hai dạng địa hình
chính nhƣ sau:

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status