thiết kế hệ thống cô đặc 3 nồi xuôi chiều buồng đốt ngoài - pdf 25

Link tải miễn phí đồ án quá trình thiết bị cho ae


Công nghiệp ngày càng phát triển, nhu cầu về hóa chất ngày càng tăng. Do đó
ngành công nghiệp hóa chất cơ bản củng phát triển không ngừng, nhu cầu về sản phẩm
ngày càng phong phú. Trên cơ sở đó, quy trình công nghệ luôn được cải tiến và đổi
mới để ngày càng hoàn thiện hơn. Vấn đề đặt ra là việc sử dụng hiệu quả năng lượng
cho quá trình sản xuất nhưng vẫn đảm bảo năng suất.
Natri hidroxit còn có tên gọi khác là xút ăn da với công thức hóa học NaOH là một
trong những hóa chất thông dụng. Với nhiều ứng dụng thực tiễn, hiện nay NaOH được
sản xuất với số lượng ngày càng lớn. NaOH được ứng dụng rộng rãi trong các ngành
công nghiệp như hóa chất, thuốc trừ sâu, y học, dệt nhuộm … Vậy làm thế nào để thu
được NaOH có nồng độ cao và tinh khiết. Một trong những phương pháp được sử
dụng hiệu quả để tăng nồng độ là phương pháp cô đặc. Đây cũng là đề tài mà nhóm
chúng tui thực hiện trong đồ án này là thiết kế hệ thống cô đặc 3 nồi xuôi chiều dung
dịch NaOH bằng thiết bị cô đặc buồng đốt ngoài.
Cấu trúc của đồ án có thể chia thành các phần như sau:
 Chương 1: Tổng quan
 Chương 2: Tính toán công nghệ,
 Chương 3: Ttính và chọn thiết bị chính.
 Chương 4 Tính và chọn thiết bị phụ.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.

1.1. Tổng quan về sản phẩm:
Natri hidroxit có tên danh pháp quốc tế là Sodium hydroxide(công thức hóa học
NaOH). Natri hydroxit tạo thành dung dịch kiềm mạnh khi hòa tan trong dung môi
như nước.Có tính ăn da và ăn mòn cao vì vậy cần có biện pháp bảo quản và sử dụng
hợp lí
1.1.1.Các tính chất vật lý cơ bản của NaOH
 Dạng tồn tại: tinh thể trắng dạng hạt, hay dạng bột màu trắng.
 Phân tử lượng: 39,9997 g/mol
 Tỷ trọng: 1,1 g/cm3

 Điểm nóng chảy: 3180
C
 Điểm sôi: 13880
C
 Độ tan trong nước: 111 g/100ml( 100
C)
1.1.2.Điều chế và ứng dụng của NaOH
 Điều chế
Trước kia người ta điều chế NaOH bằng cách cho canxi hidroxit tác dụng với dung
dịch natri cacbornat loãng và nóng.
Ca(OH)2 + Na2CO3 2NaOH + CaCO3.
Ngày nay người ta thường dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa.
NaCl + H2O = 2NaOH + H2 + Cl2.
 Các ứng dụng của NaOH
NaOH là một trong nguyên liệu hóa chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, được sử
dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nhẹ,công nghiệp hóa chất và luyện kim,ngành
dệt nhuộm, y dược, thuốc trừ sâu,hóa hữu cơ tổng hợp …

1.2. Khái niệm chung về cô đặc:
1.2.1. Định nghĩa
Cô đặc là phương pháp dùng để nâng cao nồng độ các chất hòa tan trong dung dịch
hai hay nhiều cấu tử. Tùy theo tính chất của cấu tử khó bay hơi ta có thể tách một phần
dung môi (cấu tử dễ bay hơi ) bằng phương pháp nhiệt hay làm lạnh kết tinh.
1.2.2. Các phương pháp cô đặc
 Phương pháp nhiệt (đun nóng):dung môi chyển từ trạng thái lỏng sang trạng
thái hơi dưới tác dụng của nhiệt khi áp suất riêng phần của nó bằng áp suất tác
dụng lên mặt thoáng chất lỏng
 Phương pháp làm lạnh: Khi hạ thấp nhiệt độ đến một mức nào đó thì một cấu tử
sẽ tách ra dạng tinh thể đơn chất tinh khiết,thường là kết tinh dung môi để tăng
nồng độ chất tan. Tùy tính chất cấu tử và áp suất bên ngoài tác dụng lên mặt
thoáng mà quá trình kết tinh đó xảy ra ở nhiệt độ cao hay thấp và có khi dùng
đến máy lạnh. Quá trình cô đặc được tiến hành ở các áp suất khác nhau. Khi
làm việc ở áp suất thường (áp suất khí quyển) người ta thường dùng thiết bị hở
khi làm việc ở áp suất chân không thì thường dùng thiết bị kín.
1.2.3. Bản chất của sự cô đặc do nhiệt
Dựa theo thuyết động học phân tử:
Để tạo thành hơi thì tốc độ chuyển động vì nhiệt của các phân tử chất lỏng gần mặt
thoáng lớn tốc độ giới hạn. Phân tử khi bay hơi sẽ thu nhiệt để khắc phục lực liên kết ở
trạng thái lỏng và trở lực bên ngoài.Vì vậy cần cung cấp đủ nhiệt để các phân tử đủ
năng lượng thực hiện quá trình này
Ngoài ra, sự bay hơi chủ yếu là do bọt khí hình thành trong quá trình cấp nhiệt và
chuyển động liên tục, do chênh lệch khối lượng riêng các phần tử ở trên bề mặt và
dưới đáy tạo nên sự tuần hoàn tự nhiên trong nồi cô đặc. Tách không khí và lắng keo
khi đun sơ bộ sẽ ngăn chặn dược sự tạo bọt khi cô đặc.

1.3. Phân loại và ứng dụng.
1.3.1. Theo cấu tạo.
Nhóm 1: dung dịch đối lưu tự nhiên, dùng cô đặc dung dịch khá loãng, độ nhớt
thấp, đảm bảo sự tuần hoàn tự nhiên của dung dịch dễ dàng qua bề mặt truyền nhiệt

12e705w9YIV3eiP
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status