Ứng dụng mô hình cokb và thuật giải cho tri thức hình học giải tích hai chiều - pdf 25

Link tải miễn phí đồ án

1.1. Đặt vấn đề
Để đáp ứng các nhu cầu tra cứu và giải toán tự động trên máy tính đã có nhiều
nghiên khoa học về ứng dụng tin học trong toán học ở Việt Nam và cả trên thế giới. Các
công trình này đã đạt được một số kết quả nhất định. Có thể kể ra như công trình hệ hỗ trợ
học tri thức và giải toán hình học giải tích, mạng tính toán mở rộng và ứng dụng trong
phần mềm giáo dục, mạng đối tượng tính toán mở rộng và ứng dụng trong phần mềm giáo
dục… Các nghiên cứu này đã tìm ra cách tổ chức, lưu trữ tri thức và các mô hình dùng
trong quá trình suy luận để giải quyết vấn đề trong một số miền tri thức cụ thể. Trong bài
tiểu luận này em xin thực hiện một nghiên cứu tìm hiểu cũng như xây dựng, đưa ra cách
tổ chức mô hình tri thức về hình học giải tích 2 chiều đơn giản.
1.2. Mục tiêu
Báo cáo này sẽ hướng đến việc xây dựng một hệ thống giải các bài toán hình học
giải tích hai chiều đơn giản.
1.3. Phạm vi
Các đối tượng được xét đến trong báo cáo này là:
- Điểm.
- Đoạn thẳng
- Đường thẳng
- Tam giác
- Tứ giác

CHưƠNG 2 – MÔ HÌNH COKB
2.1. Định nghĩa về mô hình COKB
Mô hình biểu diễn tri thức COKB(Computational Objects Knowledge Base) [4]
là một mô hình tri thức của các đối tượng tính toán. Mô hình COKB là một hệ thống
gồm 6 thành phần chính được ký hiệu bởi bộ 6 như sau:
(C,H,R,Opts, Funcs,Rules)
2.1.1. Tập hợp C (các khái niệm về các C_Object):
Các khái niệm được xây dựng dựa trên các đối tượng. Mỗi khái niệm là một
lớp các đối tượng tính toán có cấu trúc nhất định và được phân cấp theo sự thiết lập
của cấu trúc đối tượng, bao gồm:
- Các đối tượng (hay khái niệm) nền: là các đối tượng (hay khái niệm)
được mặc nhiên thừa nhận. Ví dụ: như một số đối tượng kiểu boolean
(logic), số tự nhiên (natural), số nguyên (integer), số thực (real), tập hợp
(set), danh sách (list) hay một số kiểu tự định nghĩa.
- Các đối tượng cơ bản (hay khái niệm) cơ bản cấp 0: có cấu trúc rỗng
hay có cấu trúc thiết lập trên một số thuộc tính kiểu khái niệm nền: Các
đối tượng(hay khái niệm) này làm nền cho các đối tượng(hay các khái
niệm) cấp cao hơn. Ví dụ: đối tượng DIEM có kiểu mô tả không có cấu
trúc thiết lập.
- Các đối tượng (hay khái niệm) cấp 1: Các đối tượng này chỉ có các
thuộc tính kiểu khái niệm nền và có thể được thiết lập trên một danh
sách nền các đối tượng cơ bản. Ví dụ: đối tượng DOAN[A,B] trong đó
A, B là các đối tượng cơ bản loại DIEM, thuộc tính a biểu thị độ dài
đoạn thẳng có kiểu tương ứng là “real”.
- Các đối tượng (hay khái niệm) cấp 2: Các đối tượng này có các thuộc

5IR8oSBTTT0G1vb
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status