Một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển của tảo Silic Navicula sp - pdf 25

Link tải luận văn Phân lập, lưu giữ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển của tảo Silic Navicula sp.

MỞ ĐẦU
Từ lâu chúng ta đã biết vi tảo nói chung, vi tảo biển nói riêng có giá trị dinh
dưỡng rất cao, chúng được xem là thức ăn trực tiếp hay giáp tiếp cho động vật ở
nước. Tảo biển giàu protein, các acid béo không no, các loại vitamin v.v..là thức ăn
tự nhiên chủ yếu cho các loại động vật phù du như copepoda, rotatoria và những
loài này lại là thức ăn cho cá và giáp xác. Đối với cá và giáp xác nhu cầu về thức ăn
là tảo chỉ giới hạn trong một giai đoạn của vòng đời. Tuy nhiên, đối với động vật
thân mềm, mà đặc biệt là bọn hai mảnh vỏ thì vi tảo là nguồn thức ăn trong suốt cả
hoạt động sống của nó.
Có thể nói rằng hàm lượng chất dinh dưỡng có trong vi tảo rất cao: hàm
lượng protein dao động trong khoảng 29 ÷ 55%, Lipid: 7 ÷ 25%, Carbonhydrate: 5
÷ 32%, các chất khoáng khác 6 ÷ 39% [9]. Ngoài ra vi tảo còn chứa nhiều hàm
lượng acid béo không no. Vì thế chúng được sử dụng làm thức ăn trong các trại sản
xuất giống các đối tượng NTTS từ những năm 40. Ngày nay có rất nhiều loài vi tảo
biển được làm thức ăn cho các giai đoạn phát triển của động vật biển, trong đó có
tảo Navicula sp.
Mặc dù ở Việt Nam vài thập kỷ gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu
về sản xuất giống và nuôi ốc hương, điệp, bào ngư, cua, trai ngọc và một số loài cá
biển đã có những thành công đáng kể. Tuy nhiên trong khâu sản xuất giống tỉ lệ
sống của các đối tượng nuôi như cá, giáp giác còn thấp một phần là do chưa cung
cấp đúng loại thức ăn cần thiết trong giai đoạn ấu trùng bám đáy. Tảo silic lông
chim Navicula sp. là loài tảo sống đáy, có kích thước và hàm lượng chất dinh dưỡng
khá cao vì thế có thể phù hợp với ấu trùng của ốc hương, điệp, bào ngư, cá, giáp
xác....
Tuy nhiên mỗi loài tảo biển đều thích ứng với điều kiện sinh thái nhất định vì
vậy cần có nhiều nghiên cứu về phân lập, lưu giữ, nhân giống và các yếu tố
sinh thái thích hợp nhằm cung cấp giống tảo thuần, sạch khuẩn, có chất lượng cao
cho các trại sản xuất giống nhân tạo các động vật biển trong điều kiện khí hậu ở
nước ta. Được sự cho phép của Trường Đại học Nha Trang, khoa Nuôi trồng Thủy
sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III chúng tui đã tiến hành đề tài: " Phân
lập, lưu giữ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển của tảo
Silic Navicula sp.”.
Mục tiêu:
- Phân lập và lưu giữ được tảo Navicula sp. thuần chủng
- Xác định mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố (ánh sáng, độ mặn, hàm lượng dinh
dưỡng) lên sự phát triển của tảo khi nuôi trong phòng.
Ý nghĩa của đề tài
Góp phần vào việc thành lập ngân hàng tảo nhằm cung cấp tảo giống cho công nghệ
sản xuất giống thủy sản.
Lưu giữ giống Navicula sp thuần chủng.
Nội dung thực hiện
1. Phân lập và lưu giữ giống tảo Navicula sp. thuần chủng.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng, độ mặn, mật độ ban đầu lên
sự phát triển của Navicula sp.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng nitơ, phospho, silic lên sự phát triển
của tảo Navicula sp.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status