Đạo đức học Êpiquya - pdf 25

Link tải miễn phí luận văn cho anh em

- 1 -
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đều biết, trong lịch sử tư tưởng nhân loại, có những tư tưởng
không bao giờ trở nên phai mờ với thời gian. Tên tuổi của những người sáng tạo
ra những tư tưởng này cũng không bao giờ đứng ngoài tiến trình phát triển lịch
sử của tư duy nhân loại. Dù đã có biết bao thế hệ nối tiếp nhau qua đi trong tiến
trình phát triển của lịch sử nhân loại, song những tên tuổi đó vẫn được nhắc đến
với một niềm tôn kính và ngưỡng mộ đến độ sùng kính. Còn tư tưởng của họ thì
luôn được các nhà tư tưởng thế hệ sau nối tiếp nhau kế thừa, bổ sung, phát triển
và đồng thời thể hiện ra dưới những dạng thức mới nhằm làm phong phú thêm
cho những chân lý của thời đại.
Đúng như vậy, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã từng làm kinh ngạc biết
bao những trí tuệ anh minh, những khối óc thiên tài trong suốt nhiều thế kỷ đã
qua và các tác phẩm của họ dẫu không còn nguyên vẹn, vẫn có tầm ảnh hưởng
lớn lao đến sự phát triển của các nền văn minh cả ở phương Tây lẫn phương
Đông. Với một hệ thống triết học đa dạng, với những nhà triết học đã đạt tới đỉnh
cao trí tuệ của loài người thời cổ đại, Hy Lạp đã trở thành cái nôi của triết học
châu Âu và của cả thế giới. Nền văn hoá Hy Lạp cổ đại nói chung, triết học Hy
Lạp cổ đại nói riêng đã được lịch sử tư tưởng nhân loại coi là đỉnh cao rực rỡ của
nền văn minh thế giới cổ đại. Và đúng như Ph.Ăngghen đã khẳng định, với nền
văn hoá này, với hệ thống tiết học này “một thế giới mới đã hiện ra trước mắt
phương Tây kinh ngạc: đó là thời cổ Hy Lạp” [20, tr.459]. Rằng, “trong triết học
cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, chúng ta phải luôn luôn trở lại với thành tựu
của cái dân tộc nhỏ bé lúc đó, cái dân tộc mà năng lực và hoạt động toàn diện của
nó đã tạo ra cho nó một địa vị mà không một dân tộc nào khác có thể mong ước
được trong lịch sử phát triển của nhân loại”, bởi từ đây, “từ các hình thức muôn
hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp cổ đại, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu
hết tất cả các loại thế giới quan sau này” [20, tr.491].
Trong triết học Hy Lạp cổ đại, triết học Êpiquya được coi là sự thăng hoa
cao nhất của tư duy duy vật trong đời sống tinh thần của người Hy Lạp cổ đại ở
thời kỳ suy thoái của xã hội chiếm hữu nô lệ (thế kỷ III- I trước.Công nguyên).
Bằng chứng cho sự nổi tiếng của nhà tư tưởng, nhà triết học, “nhà khai sáng vĩ
đại nhất” [15, tr. 322] của triết học Hy Lạp cổ đại này là ở chỗ, “người theo chủ
nghĩa Êpiquya” hay “chủ nghĩa Êpiquya” đã đi vào phạm vi giao tiếp của hàng
triệu người trên thế giới. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai khi nói đến từ này cũng
đều biết đến những tư tưởng nguyên bản của ông. Đôi khi, chủ nghĩa Êpiquya
còn được hiểu một cách đơn giản hay tầm thường hoá như một sự cổ suý cho
cuộc sống vô cảm, không một nỗi ưu phiền khi đã đầy thoả mãn. Một trong
những cách hiểu như vậy là do chịu ảnh hưởng của những câu chuyện mang tính
truyền thuyết về Êpiquya và các học thuyết do những kẻ thù của ông - các nhà
duy tâm, mị dân thêu dệt nên.
Êpiquya làm triết học, nghiên cứu triết học như một người nghệ sỹ muốn
làm đẹp cho đời và ông coi đó là hạnh phúc trí tuệ của mình. Ông từng nói rằng:
“Đừng để cho một người nào xa rời triết học khi còn trẻ và cũng đừng để ai mệt
mỏi vì triết học khi tuổi già…Triết học cần thiết cho cả người già lẫn người trẻ”
[Xem;29, tr. 172;44, tr. 286]. Luận điểm này của Êpiquya không những có giá trị
sâu sắc trong thời đại mà trí tuệ nhân loại đang đi những bước đi đầu tiên để
kiếm tìm sự“thông thái” và “uyên bác”, mà còn là chuẩn mực cho những ai
muốn quan tâm, học tập, nghiên cứu và sống với triết học trong thế kỷ XXI này,
thế kỷ mà tri thức, khoa học ngày càng chiếm vị trí quan trọng đời sống xã hội và
đang thực sự trở thành lực lượng sản xuất tực tiếp như dự báo của C. Mác.


nt25y7kt6910B4k
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status