Lập luận kinh tế kỹ thuật cho nhà máy đường tinh luyện - pdf 25

Link tải miễn phí tiểu luận
THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ- NHÀ MÁY THỰC PHẨM
XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG KĨ THUẬT CHO NHÀ MÁY ĐƯỜNG TINH LUYỆN


LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang là một nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy, nước ta có rất nhiều yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp. Ngành mía đường là một trong những ngành thuận lợi để phát triển và ưu tiên đầu tiên hàng đầu. Đầu tư vào ngành mía đường để đáp ứng trước mắt nhu cầu tiêu thụ đường trong nước, đồng thời phục vụ cho việc xuất khẩu đường ra thế giới thu nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, trên thực tế thì ngành mía đường vẫn còn một số thực trạng cần quan tâm ảnh hưởng đến ngành phát triển mía đường nói riêng và của cả nền nông nghiệp nói chung. Những tồn tại đó có thể là công tác phát triển quản lý kỹ thuật trồng mía và sản xuất đường.
Với nhu cầu tiêu thụ trước mắt và xuất khẩu lâu dài sau này, Nhà nước và chính phủ đã chỉ đạo thực hiện chương trình “1 triệu tấn đường”. Sau khi chương trình được hoàn thành, nước ta nói chung đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, nhiều nhà máy đường đã mọc lên. Tuy nhiên sau đó đã có nhiều nhà máy đường làm ăn thua lỗ.
Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa việc đầu tư phát triển ngành mía đường sẽ có ý nghĩa to lớn trong lý luận thực tiễn, đáp ứng cho việc nâng cao sự phát triển và tồn tại cũng như những đóng góp của ngành mía đường cho nền kinh tế quốc dân.
Xuất phát từ những nhận thức trên cùng với những nghiên cứu về đặc điểm thiên nhiên, nhóm chúng tui sẽ đưa ra lập luận kinh tế kĩ thuật cho nhà máy đường tinh luyện.





CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về sản xuất đường ở Việt Nam
Đường có vai trò quan trọng đối với dinh dưỡng của cơ thể người. Đường là gia vị không thể thiếu trong quá trình chế biến món ăn. Đường cũng có vai trò quan trọng trong rất nhiều ngành công nghiệp như: dược phẩm, y học, thực phẩm, hóa học,… Chính vì vậy mà ngành công nghiệp sản xuất đường đang rất phát triển. Việc cơ khí hóa toàn bộ dây chuyền sản xuất, những thiết bị tự động, áp dụng những phương pháp mới như: phương pháp trao đổi ion, phương pháp khếch tán liên tục đang được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy đường.
Nước ta thuộc khu vực nhiệt đới gió nên rất thích hợp cho việc trồng và chăm sóc cây mía. Tạo thuận lợi cho việc sản xuất đường ngày càng phát triển. Tuy vậy, trong những năm gần đây ngành đường mía ở nước ta đang gặp khó khăn đó là tình trạng mất ổn định về việc quy hoạch vùng nguyên liệu, đầu tư chưa đúng mức trong việc phát triển các nhà máy sản xuất đường, thị trường tiêu thụ đường. Vì vậy, đường sản xuất ra còn bị tồn đọng, sản xuất thì cầm chừng làm cho giá cả thu mua mía bấp bênh làm cho người nông dân trồng mía không tin tưởng. Dẫn đến diện tích trồng mía ngày càng bị thu hẹp lại.
Tuy nhiên ngành công nghiệp mía đường vẫn giữ vai trò quan trọng. Bởi đường không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nhu cầu sử dụng đường ngày càng cao. Vì vậy, với mục tiêu và tầm quan trọng đó thì việc thiết kế xây dựng một nhà máy đường hiện đại, đạt tiêu chuẩn là điều cần thiết. Giúp giải quyết vấn đề thu mua ngyên liệu, tạo công ăn việc làm cho người nông dân quanh nhà máy, góp phần phát triển nền kinh tế nước ta.
1.2. Giới thiệu chung về cây mía
1.2.1. Nguồn gốc và phân loại cây mía
1.2.1.1. Nguồn gốc
Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi mía (saccharose). Bên cạnh các loài lau, lách, chúng là loại cỏ sống lâu năm, thuộc tổng Andropogoneae của họ hòa thảo (Poaceae), bản địa là khu vực nhiệt đới và ôn đới. Chúng có thân nhỏ, có phân chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2- 4 m. Tất cả các dạng mía được trồng ngày nay đều là các dạng lại ghép nội chi phức tạp.
Mía có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nhiều nước trồng mía với sản lượng lớn như: Cuba, Braxin, Ấ Độ, Mehico, Trung Quốc, Astraylia, Philippin, Nam Phi, Indonesia,…
Ở nước ta mía được trồng trải dài từ nam tới bắc. Nhưng mía được trồng nhiều ở miền bắc hơn bao gồm các tỉnh: Hà Nam Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phú, một phần của tỉnh Hà Bắc. Mía được trồng tập trung ven các con sông như hạ lưu sông Hồng, sông Châu Giang, sông Đáy, sông Thái Bình,… Miền trung mía được trồng nhiều ở: Nghĩa Bình, Phú Khánh,… Ở miền nam, mía trồng tập trung chủ yếu ở Tây Ninh, sông Bé, Đồng Nai, Bến Tre, Long An, Hậu Giang, An Giang, Cửu Long,…
1.2.1.2. Phân loại
Cây mía thộc họ hòa thảo (Graminse) giống saccharum. Theo Denhin giống saccharum có thể chia làm 3 nhóm chính:
- Nhóm saccharum offcinarum: là giống thường gặp chiếm phần lớn các chủng đang trồng phổ biến trên thế giới.
- Nhóm saccharum simeme: cây nhỏ, cứng, thân màu vàng pha nâu nhạt, trồng từ lâu đời ở Trung Quốc.
- Nhóm saccharum violaccum: lá màu tím, cây ngắn cứng, không trổ cờ.
Những giống mía có nguồn gốc từ nước ngoài được trồng phổ biến ở nước ta chủ yếu bao gồm các giống sau:
• POJ: 3016, 2878, 2883
• CO: 290, 132, 715,775
• NCO: 3479

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status