Nghiên cứu tỉ lệ lưu hành và phân type các chủng Salmonella trong thịt gà tươi sống tại bốn tỉnh Miền Trung và Nam Bộ của Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHỤ LỤC…………………………..………………………………………………... 71
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
1. 1. SALMONELLA VÀ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO SALMONELLA GÂY RA 3
1.1.1. Đặc điểm hình thái, sinh lý, tính chất sinh vật hóa học và phân loại của
Salmonella...............................................................................................................
3
1.1.2. Các kháng nguyên của Salmonella............................................................ 6
1.1.3. Ngộ độc thực phẩm do Salmonella ……..………………………………. 9
1.2. PHƢƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VÀ ĐỊNH TYP HUYẾT THANH
SALMONELLA..................................................................................................................
18
1.2.1. Tổng quan về sự phát triển các phương pháp phát hiện Salmonella....... 18
1.2.2. Các phương pháp sinh học phân tử......................................................... 19
1.2.3. Các phương pháp miễn dịch.................................................................... 21
1.2.4. Các phương pháp truyền thống............................................................... 22
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 27
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………………..... 27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………………. 28
2.2.1. Phương pháp thu thập mẫu.................................................................. 28
2.2.2. Phân lập và định typ Salmonella………………………………………… 29
2.2.3. Xử lý số liệu ………………………………………………................... 44
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN................................................. 45
3.1. Xác định tỉ lệ lƣu hành của Salmonlella trong thịt gà tươi tại bốn tỉnh
miền Trung và Nam bộ ……………………………………………………………
45
3.1.1. Tỉnh Hà Tĩnh…………............................................................................. 48
3.1.2. Đà Nẵng.................................................................................................... 50
3.1.3. Đồng Nai................................................................................................... 52
3.1.4. Thành phố Hồ Chí Minh........................................................................... 54
3.1.5. Tỉ lệ dương tính Salmonella trên mẫu thu thập tại siêu thị và chợ……. 57
3.2. Kết quả phân typ huyết thanh………………………………………………. 59
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 64
4.1. KẾT LUẬN………………………………………………………………… 64
4.2. KIẾN NGHỊ………………………………………………………………… 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................…………. 66 MỞ ĐẦU
Hiện nay, tình trạng ngộ độc thực phẩm, bao gồm ngộ độc do nhiễm khuẩn
đang là vấn đề vô cùng nghiêm trọng ở Việt Nam, trong đó phải kể đến các vụ ngộ
độc do Salmonella gây nên. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới hiện nay đã
phát hiện được hơn 2500 typ huyết thanh Salmonella. Tuy nhiên chỉ có một số typ
huyết thanh gây bệnh cho người gồm nhóm Salmonella gây thương hàn và một số
typ thuộc nhóm Salmonella không gây thương hàn như Salmonella Typhirium và
Salmonella Enteritidis [20]. Các typ huyết thanh này có khả năng lây nhiễm từ động
vật sang người và từ người sang người. Gia cầm và thủy cầm là nguồn lây nhiễm
sang người phổ biến nhất [21], trong đó Salmonella có thể lây nhiễm sang người
thông qua thịt và trứng gia cầm. Do vậy, kiểm soát sự lây nhiễm Salmonella ngay từ
khởi nguồn lây nhiễm là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Việc nghiên cứu tìm ra các phương pháp phát hiện Salmonella đã và đang
được các nước trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm. Có nhiều phương pháp
phát hiện Salmonella bao gồm phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại.
Với sự phát triển khoa học như hiện nay, việc ra đời các phương pháp sinh học phân
tử sử dụng kỹ thuật PCR với độ nhạy và độ đặc hiệu cao đã đóng góp không nhỏ
vào việc phát hiện nhanh nguồn lây nhiễm Salmonella. Hơn nữa, kỹ thuật PCR còn
có khả năng phát hiện các nguồn lây nhiễm bị tổn thương, không thể mọc trên môi
trường nuôi cấy. Phương pháp miễn dịch cũng đã và đang được áp dụng ở nhiều nơi
trên thế giới. Bên cạnh đó không thể phủ nhận vai trò to lớn của phương pháp nuôi
cấy truyền thống, mặc dù mất nhiều thời gian hơn nhưng vẫn là một phương pháp
sáng giá, một công cụ hữu ích trong việc xác định sự có mặt của Salmonella trong
mẫu, và vẫn là phương pháp mà phần lớn các phòng kiểm nghiệm thực phẩm trong
nước sử dụng.
Salmonella đã và đang là nguyên nhân gây bệnh truyền qua thực phẩm tại
nhiều nước trên thế giới. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng Salmonella có trong
các thực phẩm như thịt, gia cầm, trứng, các sản phẩm sữa, hoa quả, rau và các sản
phẩm thực phẩm khác, trong đó gia cầm được xem là nguồn thực phẩm chính mang mầm bệnh salmonellosis [10]. Thịt gà là một trong những thực phẩm phổ biến của
người Việt Nam, trong đó có tới 621.1 nghìn tấn thịt gia cầm được sản xuất vào
năm 2010 [6]. Trung bình lượng thịt gia cầm tiêu thụ theo đầu người ở Việt Nam là
7.1 kg một người. Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, dữ liệu về sự lưu
hành Salmonella trên thịt gà tươi của Việt Nam hiện nay còn đang hạn chế. Một vài
nghiên cứu trước đây đã được công bố, nhưng có phần hạn chế về phạm vi lấy mẫu,
chỉ một vài tỉnh, thành phố hay một vùng miền nào đó, ngoài ra còn hạn chế về số
lượng mẫu phân tích. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tui đã mở rộng phạm vi
lấy mẫu và số lượng mẫu phân tích trên 2 vùng sinh thái.
Để góp phần vào công cuộc kiểm soát sự lây nhiễm Salmonella ngay từ khởi
nguồn lây nhiễm, chúng tui đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tỉ lệ lưu hành và
phân typ các chủng Salmonella trong thịt gà tươi sống tại bốn tỉnh miền Trung
và Nam bộ của Việt Nam”, với mục đích và nội dung nghiên cứu như sau:
Mục đích nghiên cứu:
1. Xác định tỉ lệ lưu hành của Salmonella trong thịt gà tươi tại bốn tỉnh miền
Trung và Nam bộ Việt Nam.
2. Nhận diện các typ huyết thanh Salmonella phổ biến trong thịt gà tại Việt
Nam.
Các số liệu thu được sẽ được báo cáo lên cơ quan quản lý để có các biện
pháp và hành động kịp thời nhằm kiểm soát và ngăn ngừa khả năng bùng phát dịch
bệnh có thể xảy ra tại Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu:
1. Phát hiện, phân lập các chủng Salmonella có trong các mẫu thịt gà tươi tại
bốn tỉnh miền Trung và Nam Bộ: Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Đồng Nai và thành phố Hồ
Chí Minh.
2. Xác định tỉ lệ lưu hành của Salmonella.
3. Phân typ các vi khuẩn Salmonella đã phân lập được.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1. 1. SALMONELLA VÀ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO SALMONELLA
1.1.1. Đặc điểm hình thái, sinh lý, tính chất sinh vật hóa học và phân loại của
Salmonella
Hình 1.1. Ảnh chụp hiển vi của Salmonella
Salmonella là vi khuẩn Gram âm, hình que, không sinh bào tử, có đường
kính 0.7 đến 1.5 µm, chiều dài từ 2 đến 5 µm, có lông roi. Phần lớn các loài di
chuyển bằng lông roi nhưng Salmonella Pollorum và Salmonella Gallinarum không
di động. Đa số các loài sinh khí H2S, có thể phát hiện dễ dàng trên thạch nuôi cấy có
chứa FeSO4 như thạch TSI. Salmonella có quan hệ mật thiết với chủng Escherichia
và đều được tìm thấy rộng rãi trong động vật máu nóng, máu lạnh, bao gồm cả con
người, và trong môi trường tự nhiên. Chúng gây ra các bệnh như thương hàn, phó
thương hàn và các bệnh ngộ độc thực phẩm.
Salmonella sống được trong đất, nước và đường tiêu hóa của một số động
vật. Salmonella có thể sống trong môi trường pH 6 đến pH 9, nhưng sinh trưởng tối
ưu ở pH trung tính. Với những môi trường có nồng độ muối cao hơn 8%,
Salmonella không thể tồn tại được. Salmonella phát triển tốt ở nhiệt độ 60-420C,
thích hợp nhất ở 35-370C, ở nhiệt độ từ 18-400C, vi khuẩn có thể sống đến 15 ngày. Salmonella là vi khuẩn kị khí tùy tiện, có thể phát triển được trên những môi
trường nuôi cấy thông thường. Trên môi trường thích hợp, vi khuẩn sẽ phát triển
sau 24 giờ nuôi cấy.
Salmonella không lên men đường lactose (hình 1.2), lên men đường glucose
và sinh hơi. Thường không lên men đường sucrose, salicin và inositol, sử dụng
được citrate ở môi trường Simmons. Tuy nhiên, không phải loài Salmonella nào
cũng có những tính chất này, như Salmonella Typhi lên men đường lactose, lên men
đường glucose không sinh hơi và không sử dụng citrate trong môi trường Simmons.
Hầu hết các chủng Salmonella Paratyphi và Salmonella Cholerasuis không sinh
H2S. Khoảng 5% các chủng sinh độc tố sinh bacteriocin chống lại Escherichia coli,
Shigella và ngay cả một số chủng Salmonella khác.
Hình 1.2. Salmonella và các chủng dương tính lactose trên EMB
Theo phân loại cũ thì giống Salmonella được phân chia thành 3 loài, đó là
Salmonella typhi, Salmonella cholaesuis và Salmonella enteritidis.
Ngày nay, phân loại giống Salmonella bao gồm hai loài là Salmonella
enterica và Salmonella bongori, trong đó Salmonella enterica có 6 phân loài là
Salmonella enterica subsp.enterica, Salmonella enterica subsp.salamae, Salmonella


NCucxpUFi2Q3Wvx
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status