Tài liệu ôn thi MÔN KHOA HỌC HÀNH CHÍNH - pdf 25

Link tải miễn phí cho ae ket noi
MÔN KHOA HỌC HÀNH CHÍNH
Phần A. Một số vấn đề chung về hành chính nhà nước: thể chế hành chính; tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức; tính tất yếu của cải cách hành chính.
Vấn đề 1: Khái niệm hành chính nhà nước (hay còn gọi là quản lý HCNN, hay gọi là hành chính công) và đặc điểm của hành chính nhà nước:
Ở Việt Nam hiện nay, hành chính công (hành chính quốc gia, hành chính nhà nước hay quản lý HCNN có cách hiểu giống nhau. Hành chính công là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do các cơ quan trong bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của con người.
Theo quan niệm trên ta thấy, hành chính công bao gồm những nội dung sau:
- Hành chính Nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp, là hành pháp hành động, là hoạt động tổ chức đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Quyền hành pháp bao gồm quyền lập quy và quyền hành chính.
+ Quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản pháp quy dưới luật để chi tiết hoá các văn bản luật và thực thi luật. Đó là quyền ban hành các văn bản: Nghị định (Chính phủ ), quyết định (Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND), …
+ Quyền hành chính là quyền tiến hành tổ chức triển khai, điều hành, quản lý, đưa các chính sách pháp luật vào cuộc sống thông qua đội ngũ cán bộ công chức, tổ chức bộ máy, nguồn lực tài chính công.
- Hành chính Nhà nước là sự tác động có tổ chức mang tính hệ thống (thông qua hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước) để đạt được mục tiêu quản lý bằng việc tuân thủ những nguyên tắc, quy trình thủ tục, phạm vi, chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Hành chính Nhà nước hoạt động trên cơ sở sử dụng quyền lực công, quyền lực Nhà nước. Quyền lực này được nhân dân trao cho và luật hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật. Quyền lực công mang tính đơn phương và tổ chức cao. Các cơ quan hành chính Nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Không một cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước, cán bộ, công chức được đứng ngoài pháp luật, đứng trên pháp luật, mà phải nghiêm chỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động trung tâm của hoạt động quản lý Nhà nước, là yếu tố động nhất của hoạt động quản lý Nhà nước, mang tính thực tiễn cao. Hoạt động quản lý hành chính Nhà nước mang tính chấp hành và điều hành. Hành chính Nhà nước đảm nhiệm các công việc mang tính sự vụ hàng ngày, cho đến những công việc phức tạp, giúp cho các nhà quản lý chỉ đạo, điều hành công việc. Ví dụ, đánh văn bản, lưu văn bản, ra các chính sách, tổ chức thực hiện chính sách,…
- Chủ thể thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước là hệ thống các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở, đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước.
Các yếu tố cấu thành nền hành chính quốc gia bao gồm có 04 yếu tố sau:
Một là, hệ thống tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
Hai là, Thể chế hành chính Nhà nước, hệ thống thể chế quản lý xã hội theo pháp luật: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, hệ thống các văn bản quy phạm pháp quy.
Ba là, Đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước - những người tổ chức thực thi quyền hành pháp, thực thi công vụ.
Bốn là, Hệ thống nguồn lực tài chính công, tài chính, ngân sách, kế toán, kiểm toán và quản lý tài sản để duy trì hoạt động bộ máy hành chính Nhà nước và thực các mục tiêu, chiến lược quốc gia.
Đặc điểm của hành chính nhà nước:
3.1. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị
Hành chính và chính trị luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Không thể có hành chính và chính trị tách rời nhau. Chính trị liên quan đến vấn đề giai cấp, giành và giữ quyền lực Nhà nước, thực hiện mục tiêu chính trị. Hành chính là cụ thể hoá quyền lực chính trị, biến mục tiêu chính trị thành hiện thực. Chính trị liên quan đến vấn đề phân chia lợi ích cho các nhóm lợi ích, còn hành chính tạo ra và cung cấp sản phẩm cho các nhóm lợi ích đó. Do đó, hành chính luôn luôn lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị.
Nếu như quyền lực Nhà nước là trung tâm của quyền lực chính trị thì nền hành chính quốc gia là trung tâm thực thi quyền lực Nhà nước. Nền hành chính Nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước với chức năng, nhiệm vụ bằng những kỹ năng và phương pháp quản lý cụ thể biến mục tiêu chính trị thành sản phẩm cụ thể. Khi mục tiêu chính trị thay đổi thì hệ thống hành chính quốc gia cũng phải có sự điều chỉnh tương thích. Nền hành chính Nhà nước lệ thuộc vào chính trị và thể hiện bản chất Nhà nước. Nó vừa thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích giai cấp vừa thực hiện chức năng duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Vì vậy, bất kỳ nền hành chính quốc gia nào cũng phục vụ mục tiêu chính trị và thực hiện nhiệm vụ chính trị, biến lợi ích chính trị của Đảng cầm quyền thành hiện thực. Tính lệ thuộc đó ở từng quốc gia, vùng lãnh thổ là khác nhau tuỳ từng trường hợp vào yếu tố lịch sử, văn hoá, tương quan giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
Ở Việt Nam, nền hành chính Nhà nước là yếu tố quan trọng cấu thành nên hệ thống chính trị theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Nền hành chính Việt Nam phục vụ cho lợi ích của nhân dân, dân tộc Việt Nam.
Hành chính Nhà nước lệ thuộc vào chính trị nhưng nó có tính độc lập tương đối. Hành chính Nhà nước độc lập tương đối với chính trị về các biện pháp tác nghiệp hành chính, các quy luật quản lý, biện pháp và kỹ thuật tổ chức thực hiện.
3.2. Tính pháp quyền
Hành chính Nhà nước sử dụng quyền lực công để thực hiện chức năng quản lý. Quyền lực công này không phải tự các cơ quan hành chính Nhà nước có quyền trao cho mình. Quyền lực công được cụ thể trong Hiến pháp, luật, các văn bản pháp quy của Nhà nước. Tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước chỉ được phép hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền đã được luật hoá. Không một chủ thể hành chính Nhà nước nào được đứng trên pháp luật và đứng ngoài pháp luật.
Mặt khác, với tư cách là công cụ quyền lực công, hành chính Nhà nước mang tính đơn phương, cưỡng chế, bắt buộc thi hành. Có như vậy, sự vận hành nền hành chính Nhà nước mới mang tính hệ thống, kỷ luật, kỷ cương. Do đó, nền hành chính Nhà nước mang tính pháp quyền.
Nền hành chính Nhà nước mang tính pháp quyền đặt ra yêu cầu:
- Trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước pháp luật phải được tôn trọng tối cao. Mọi hoạt động chấp hành và điều hành chỉ được diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật. Cơ quan, bộ máy hành chính Nhà nước, cán bộ, công chức hành chính và người dân tôn trọng pháp luật, hành động theo pháp luật.
- Thẩm quyền, địa vị pháp lý của cơ quan hành chính Nhà nước được quy định cụ thể, có sự phân công, phân cấp rành mạch tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp chức năng nhiệm vụ quyền hạn giữa các cơ quan. Các cơ quan hành chính Nhà nước chỉ được phép làm những gì mà pháp luật cho phép. Cơ quan hành chính Nhà nước không được lạm quyền, sử dụng quyền không đúng với quy định đặt ra.
- Nền hành chính Nhà nước có tính pháp quyền cũng đặt ra yêu cầu các cơ quan hành chính Nhà nước, cán bộ, công chức hành chính phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Xây dựng nền hành chính Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có các điều kiện bảo đảm thực thi pháp luật. Các điều kiện bảo đảm thực thi gồm: tài chính, chế tài, cơ chế giám sát, đánh giá, … Hệ thống pháp luật hành chính hoàn thiện đi kèm với các điều kiện bảo đảm thực thi sẽ tăng tính trách nhiệm trong thi hành công vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.
3.3. Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng
Hoạt động quản lý hành chính Nhà nước là công việc mang tính thường xuyên và liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu của công dân và toàn xã hội, phục vụ cho lợi ích công. Vì các mối quan hệ xã hội, hành vi xã hội, các quá trình xã hội được pháp luật hành chính điều chỉnh diễn ra hàng ngày, hàng giờ, thường xuyên và không ngừng vận động. Từ những công việc đơn giản nhất: đánh văn bản, đóng dấu chứng thực cho đến tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Bởi vậy, cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước cũng như hoạt động của nó phải liên tục, thường xuyên để bảo đảm các quá trình xã hội, sự phát triển xã hội không bị gián đoạn, ngưng trệ trong bất kỳ tình huống nào.
Tính liên tục đặt ra yêu cầu các cơ quan Nhà nước phải luôn xây dựng được đội ngũ nhân sự có đủ năng lực và trình độ bảo đảm tính kế cận, kế thừa và phát triển. Để tránh gây ra sự sáo trộn, đột biến trong cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự. Do đó, nó mang tính ổn định tương đối.
Các cán bộ dân cử, người đứng đầu đảng chính trị có thể hoạt động theo nhiệm kỳ nhưng các công việc hành chính vẫn hàng ngày, hàng giờ diễn ra. Bởi vậy mới có hiện tượng “chính trị ra đi, hành chính ở lại”.
Nhà nước là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hội, nhu cầu của con người ngày càng phong phú và đa dạng. Nền hành chính Nhà nước muốn đáp ứng và phục vụ tốt hơn nhu cầu của xã hội và con người thì cũng phải thay đổi phù hợp với sự phát triển ấy. Khi nền hành chính Nhà nước thích nghi với nhu cầu của xã hội sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Yêu cầu này đặt ra cho nền hành chính Nhà nước của mọi quốc gia phải luôn đổi mới, cải cách thường xuyên.
3.4. Tính chuyên môn hoá, kỹ năng hành chính và nghề nghiệp cao
Hoạt động quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động mang tính đa dạng, phức tạp. Nghiệp vụ, kỹ năng quản lý Nhà nước đòi hỏi phải thực sự khoa học, văn minh hiện đại. Mặt khác, quản lý Nhà nước bao trùm trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mỗi một lĩnh vực đặt ra yêu cầu về kỹ năng, phương pháp quản lý nhất định. Nó đặt ra yêu cầu người làm công tác quản lý hành chính trên lĩnh vực đó phải năm vững được chuyên môn sâu, năng lực thực thi và óc tổ chức khoa học.
Vì vậy, tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao là yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động quản lý Nhà nước, là điều kiện để xây dựng nền hành chính Nhà nước khoa học, hiện đại.
Cán bộ, công chức làm công tác quản lý hành chính Nhà nước không những phải bảo đảm yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải tự trang bị cho mình khối lượng kiến thức xã hội phong phú. Có như vậy, khi thi hành công vụ mới đạt hiệu quả cao. Do quản lý Nhà nước là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề: con người, tổ chức,…
Yêu cầu này đặt ra nhiệm vụ phải từng bước hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước. Cán bộ, công chức Nhà nước phải là người “vừa hồng, vừa chuyên” được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ và phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức công vụ trong sáng.
3.5. Tính thứ bậc chặt chẽ


9CEY56M8XfJXO43
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status