Vật liệu polyme trên cơ sở polyvinyl ancol (PVA) biến tính với tinh bột, ứng dụng làm màng sinh học trong xử lý và điều trị vết thương - pdf 25

Link tải miễn phí
1
MỞ ĐẦU
Do yêu cầu cấp bách về bảo vệ sức khỏe của con người và cộng đồng, cùng với yêu
cầu về phát triển sản phẩm mới, đồng thời để đáp ứng nhu cầu của thực tế công nghiệp và
đời sống đặt ra, việc nghiên cứu tổng hợp các polyme sinh học với nhiều tính chất ưu việt
là vô cùng cần thiết [2-6].
Để điều trị chữa bỏng và xử lý vết thương người ta có thể sử dụng màng sinh học
thay thế gạc bỏng từ polyme sinh học như: collagen, chitin và chitosan [9,20], chúng là
các polyme phân hủy thông qua enzym [21]. Tuy các loại màng trên cơ sở các collagen
khác nhau đã được chế tạo nhưng chúng vẫn còn mang những tính chất không cần thiết
của collagen gốc như tạo ra dạng que, gia tăng sự biểu hiện gen collagen trong nguyên bào
sợi. Chế tạo màng sinh học dạng lai tạo cũng là một hướng quan trọng khác trong công
nghệ sinh y học, do màng polyme sinh học có ưu điểm là khi được cấy lên vết thương, nó
có khả năng thấm nước, thấm khí, chống nhiễm khuẩn và làm khô da, giúp da tái tạo nhanh
và phục hồi mà không làm bệnh nhân đau, không để lại sẹo [65, 88, 89].
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tổng hợp polyme cấu trúc mạng lưới ứng
dụng làm polyme sinh học sử dụng trong lĩnh vực y sinh . Ngoài các loại polyme sinh học
thuộc họ polysaccharit (như tinh bột [3], cellulose chitin, chitosan [31,44, 69, 81], alginat
[55]…) hay là các protein (như collagen [11], gelatin [16,83, 84],…) còn có các polyme
tổng hợp có khả năng phân huỷ sinh học và tương thích sinh học (như polyvinyl
ancol(PVA)[62]; polylactic axit (PLA) [14]; polyglycolit (PGA)[15]; poly(lactic-co-
glycolic axit) (PLGA) [14]; copolyme(glycolit và ɛ-caprolacton) [15], polyhydroxyl
axit(PHA), polycaprolacton (PCL) [67]; polyethylen glycol (PEG) [63],
polyvinylpyrolidon(PVP) [75]; v.v…). Ứng dụng của của các loại vật liệu này là rất đa
dạng: cho hệ giải phóng thuốc, cấy ghép mô, tế bào; cấy ghép da, chất keo dán y sinh; vải
đệm y sinh; chỉ khâu tự tiêu…đặc biệt tạo điều kiện tốt cho quá trình chữa trị vết thương,
rút ngắn thời gian chữa bệnh.
Trong số polyme tổng hợp đó thì PVA là một loại đã được nhiều nhà khoa học tập
trung nghiên cứu hướng tới những ứng dụng trong lĩnh vực y học. Nguyên nhân là do:
PVA là nguyên liệu tan tốt trong nước, có tính tương hợp sinh học cao, cả hai đều không
độc và khi đã được khâu mạch, màng mỏng từ chúng có những tính chất cơ học tuyệt vời
như: có chức năng cơ, lý tốt, có độ thấm nước và khí oxy cao[59, 96, 97]. Đặc biệt hiện
nay, nhiều công trình tập trung nghiên cứu vật liệu polyme trên cơ sở PVA biến tính tinh
bột để chế tạo thành băng gạc, làm màng sinh học dùng để chữa trị các vết thương bỏng do
lửa, nhiệt, xăng, bom, thuốc nổ, nước nóng….. Ngoài ra, màng sinh học chế tạo từ vật liệu
polyme PVA biến tính tinh bột còn được sử dụng để xử lý và điều trị các vết thương bị gây
ra bởi các nguyên nhân khác như: mất da do chấn thương, dập da do tai nạn giao thông, tainạn lao động, hay hoại tử da do bị các vết loét lâu ngày mà không được điều trị đúng
cách, hay các vết loét khó lành do hệ quả của bệnh tiểu đường, sau xạ trị ung thư, do các
vết mổ nhiễm trùng, vv….
Vì vậy, mục tiêu là nghiên cứu nhằm tổng hợp vật liệu polyme trên cơ sở
polyvinyl ancol (PVA) biến tính với tinh bột, ứng dụng làm màng sinh học sử dụng trong
việc điều trị và xử lý vết thương.
Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, những nội dung chính của luận án gồm:
[1] Nghiên cứu tổng hợp polyme PVA biến tính tinh bột: Khảo sát ảnh hưởng của
các điều kiện phản ứng đến tính chất của polyme ( tỷ lệ thành phần tham gia, tỷ lệ
phụ gia liên kết, chất khâu mạch, chất hóa dẻo, hàm lượng xúc tác, nhiệt độ, thời
gian, tốc độ khuấy, vv…). Xác định điều kiện tổng hợp và đơn phối liệu tối ưu.
[2] Xác định đặc trưng cấu trúc của polyme PVA biến tính tinh bột: phân tích phổ
hồng ngoại (IR), phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), sắc ký khí (GC),
X-ray xác định độ kết tinh, …
[3] Phân tích tính chất cơ lý của polyme tổng hợp: Xác định độ bền cơ học của
polyme (độ bền kéo đứt, độ dãn dài, hàm lượng phần gel,.....). Xác định độ nhớt,
khối lượng phân tử. Xác định tính chất nhiệt: bằng TGA, DTA, DSC…
[4] Chế thử mẫu màng polyme : Nghiên cứu các điều kiện công nghệ tới quá trình tạo
màng (ảnh hưởng nồng độ dung dịch, các loại phụ gia, phương pháp tạo màng:
cán láng, đổ khuôn, chế độ sấy …)
[5] Phân tích tính chất sản phẩm màng polyme sinh học tổng hợp như:
+ Tính chất bền cơ ( độ bền kéo đứt, độ dãn dài,....).
+ Xác định nhiệt độ chuyển pha của màng ( Tg, Tm).
+ Xác định tính chất vật lý (độ trương nở, độ hấp thụ nước, tỷ trọng, độ thấm khí,
thấm nước…).
+ Xác đinh hệ số khuyếch tán axit salysilic.
+ Xác định độ bền kháng thủng của màng.
+ Xác định cấu trúc hình thái bề mặt bằng chụp ảnh SEM.
+ Xác định các chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng (As, Zn, Hg, Cd, Pb, Sn).
+ Xác định các chỉ tiêu vô trùng ( theo quy định Bộ Y tế ).
[6] Xây dựng quy trình tổng hợp và chế tạo màng polyme sinh học trên cơ sở PVA
biến tính với tinh bột.
[7] Tiến hành ứng dụng thử màng polyme tổng hợp được trên động vật (đánh giá khả
năng phục hồi vết thương, có so sánh đối chứng).

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status