XUẤT KHẨU MÂY TRE ĐAN CỦA VIỆT NAM - pdf 26

Link tải miễn phí
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như ngày nay thì xuất khẩu là một công cụ có vài trò to lớn đối với phát triển nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu có thể tăng nguồn thu ngoại tệ, gia tăng lợi nhuận, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định xuất khẩu là bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội. Ở Việt Nam, các ngành sản xuất truyền thống như mây tre đan có cơ hội phát triển vì có nguồn nguyên liệu rẻ, dồi dào song thực tế tình hình xuất khẩu mặt hàng này ở nước ta còn khá hạn chế, thời gian gần đây, việc xuất khẩu hàng mây tre đan chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa xứng với tiềm năng thực sự của nó, và cũng chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của mặt hàng mây tre đan. Hội nhập quốc tế, phát huy tố chất , biết phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của một quốc gia là một cách đi thông minh, mang tính chiến lược cao. Vì vậy khai thác tiềm năng, đẩy mạnh xuất khẩu, tìm hiểu thị trường, nhu cầu khách hàng là vấn đề quan trọng , cấp bách.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Nhận thấy được thực trạng trên, em nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ vai trò của việc thúc đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan Việt nam sang thị trường nước ngoài đối với nền kinh tế và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng này trong tương lai.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu : Hoạt động xuất khẩu mây tre đan Việt Nam từ năm 2009 tới 3 tháng đầu năm 2013
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phân tích dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp về mặt hàng mây tre đan Việt Nam được thu thập bao gồm về kim ngạch xuất khẩu, nguồn nguyên liệu, thị trường đầu ra, chính sách chính phủ, doanh nghiệp,…Dữ liệu thu thập được công bố công khai trên các trang thông tin điện tử của các tổ chức. Dữ liệu thứ cấp thu thập được sử dụng để phân tích, minh chứng cho những nội dung trong bài.
Đề án môn học bao gồm ba chương có nội dung như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam (2009 – 2013).
Chương III: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mây tre đan trong những năm tới.

Để hoàn làm tốt bài nghiên cứu này, em sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Đỗ Đức Bình. E xin gửi tới thầy lời Thank chân thành và lời chúc sức khỏe tốt đẹp nhất!
Mặc dù có nhiều cố gắng song do trình độ còn nhiều hạn chế và thời gian nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



















CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MÂY TRE ĐAN CỦA VIỆT NAM
1.1. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu được hiểu là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sàn quốc gia khác nhằm thu được lợi nhuận.
Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc buôn bán các hàng hóa và dịch vụ khác giữa quốc gia này với quốc gia khác, còn dưới giác độ phi kinh doanh (làm quà tặng hay viện trợ không hoàn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia.
Xuất khẩu là hình thức xâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp nhất. Với các nước có trình độ kinh tế thấp như các nước đang phát triển thì xuất khẩu đóng vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu
Với mục tiêu là đa dạng hóa các hình thức xuất khẩu nhừm phân tán và chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp ngoại thương có thể lựa chọn nhiều hình thúc xuất khẩu khác nhau. Một số hình thức xuất khẩu thường được các doanh nghiệp lựa chọn:
1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hay mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình.
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian. Với vai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nâng cao uy tín của mình. Tuy vậy, nó đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản xuất hay thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro.
1.1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp



43z9Y4YETxgSs46
Ngành mây tre đan Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập
Đề án Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu Mây tre đan ở nước ta
Hoạt động xuất khẩu hàng song, mây, tre công ty
Phân tích môi trường kinh doanh của Xí Nghiệp Mây Tre Ngọc
Biện pháp Marketing đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status