Tổ chức hoạt động báo trực tuyến trong cơ quan báo in - pdf 26

link tải miễn phí luận án


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày 31/12/2012 vừa qua, tờ Newsweek đã cho ra mắt bản in cuối
cùng kết thúc lịch sử 80 năm tồn tại ở vị trí hàng đầu của tạp chí này trong
làng báo Mỹ và thế giới. Nguyên nhân của kết cục buồn này chính là sự phát
triển mạnh mẽ của báo chí trực tuyến.
Những ngƣời quản lý tạp chí đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh cả ở
doanh thu quảng cáo lẫn lƣợng phát hành. Theo họ, càng giữ tờ báo in sẽ càng
kiệt quệ với thua lỗ khoảng 40 triệu USD một năm. Sau khi ngừng bản in, kể
từ năm 2013, tờ tạp chí sẽ chuyển hoàn toàn sang bản trực tuyến với tên gọi
mới Newsweek Global.
Bà Tina Brown, Tổng biên tập của tờ Newsweek thừa nhận sự đóng
cửa này là kết cục không thể tránh khỏi trong một lời phát biểu: "Không một
ai có thể đảo ngƣợc lại xu hƣớng tất yếu trong kỷ nguyên công nghệ số nhƣ
hiện nay".
Trong một thống kế mới nhất từ Trung tâm Internet Việt Nam
(VNNIC), đến hết tháng 10/2012, tổng số ngƣời sử dụng phƣơng tiện thông
tin hiện đại này tại Việt Nam đã lên đến 31.247.223 ngƣời, chiếm 35,51% dân
số cả nƣớc. Đó là một con số hết sức ấn tƣợng của một đất nƣớc chƣa nằm
trong tốp các nƣớc đang phát triển của khu vực và châu Á. Đồng thời, một
khảo sát mới nhất về độc giả Internet của Công ty nghiên cứu thị trƣờng TNS
(toàn cầu) công bố mới đây cho thấy: 3/5 số ngƣời lƣớt web thích đọc báo
trực tuyến hơn các phiên bản phi trực tuyến.
Riêng thông tin đƣợc công bố trong dự án Yahoo! – Kanta Media Net
Index (2011), thì tại Việt Nam, Internet đã vƣợt qua radio và báo in để trở
thành phƣơng tiện thông tin đƣợc sử dụng hàng ngày phổ biến nhất, với tỷ lệ

42%. Cụ thể, hoạt động trực tuyến phổ biến nhất là đọc tin trên mạng (97%),
tiếp theo là tỷ lệ truy cập vào các cổng thông tin điện tử (96%). Số ngƣời sử
dụng Internet để truy cập vào các trang mạng xã hội tăng lên từ 41% năm
2010 lên 55% năm 2011. Giới trẻ cũng sử dụng Internet để cập nhật thông tin
trên mạng xã hội (52%), xem video và hình ảnh thú vị trên mạng (45%).
Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy
nhanh tốc độ truy tải, số lƣợng các tờ báo trực tuyến cũng nở rộ khắp nơi trên
thế giới, truyền tải thông tin dƣới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống
cung cấp. Có thể coi báo trực tuyến hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy
(text), báo tiếng (audio) và báo hình (video), chính xác hơn là nơi tích hợp
đầy đủ nhất truyền thông đa phƣơng tiện. Ngƣời lƣớt web không chỉ đƣợc cập
nhật tin tức dƣới dạng chữ viết mà còn có thể nghe phát thanh và xem truyền
hình ngay trên các website báo chí.
Có lẽ từ những tiện ích trên của báo trực tuyến cùng với nhu cầu hết
sức cấp thiết của độc giả thế hệ mới mà trong vòng 10 năm trở lại đây, hàng
loạt các cơ quan báo in tại Việt Nam đã nhanh chóng cho ra đời tờ báo trực
tuyến riêng của báo mình, nhằm có phƣơng tiện cung cấp cho nhu cầu của
độc giả muốn biết ngay tin tức nóng nhất; vừa để độc giả hƣởng thụ trọn vẹn
những chức năng hội tụ đặc trƣng của các loại hình báo chí trong một tờ báo.
Tuy nhiên, hiện nay đang có một thực tế là mặc dù rất nhiều cơ quan
báo in đã có báo trực tuyến, nhƣng hầu hết là chƣa chuyên nghiệp, thậm chí
có báo chỉ làm cho có. Nhiều tờ báo in mở ra trang thông tin điện tử theo
“phong trào” chứ chƣa thực sự tìm đƣợc hƣớng đi riêng cho nó, chƣa quan
tâm đến hiệu quả thiết thực của loại hình báo chí này để thu hút độc giả.
Hiện nay, có thể thấy rằng việc tổ chức hoạt động của bộ phận báo trực
tuyến (online) trong một cơ quan báo giấy ở nƣớc ta nói chung còn rất nhiều
điều bất cập. Báo trực tuyến chủ yếu chỉ là nơi để cập nhật “tức thì” những thông tin mà báo giấy đã có. Các nhà báo chƣa chủ động trong việc tìm tòi,
phát hiện đề tài thông tin cho báo trực tuyến. Việc tác nghiệp hay kỹ năng
quản lý một tờ báo online của cơ quan báo in cũng chƣa đƣợc nghiên cứu và
thực hiện một cách bài bản. Về mặt tổ chức, hiện nay các trang tin điện tử của
hầu hết các cơ quan báo giấy đều chƣa độc lập, chƣa chủ động trong việc tổ
chức hoạt động một cách chuyên nghiệp nhƣ một tờ báo trực tuyến. Điều đó
đã khiến cho nhiều tiện ích vốn có của một tờ báo trực tuyến đã không đƣợc
phát huy, làm mất đi những chức năng ƣu việt của loại hình báo chí này. Đó là
chƣa kể rất nhiều tờ báo in không muốn có phiên bản điện tử vì lo ngại không
bán đƣợc báo giấy (!).
Từ những lý do trên chúng tui đã quyết định chọn đề tài “Tổ chức hoạt
động báo trực tuyến trong cơ quan báo in” cho luận văn Thạc sỹ chuyên
ngành Báo chí học của mình với mong muốn góp một tiếng nói giúp các cơ
quan báo in nắm bắt rõ hơn cách thức tổ chức một tờ báo trực tuyến sao cho
hiệu quả nhất, thu hút đƣợc đông đảo độc giả quan tâm.
Việc thực hiện công trình nghiên cứu này cũng là cơ hội để chúng tui
vận dụng những kiến thức lý luận báo chí học đã tiếp thu đƣợc trong quá trình
học tập và một số kinh nghiệm thực tế làm báo trực tuyến của bản thân mình
để giải quyết một vấn đề vừa có tính lý luận, vừa đáp ứng nhu cầu cần thiết
của thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tui đã cố gắng tìm hiểu, sƣu
tầm và học hỏi từ rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các
nhà báo và các tác giả đã công bố. Điều may mắn đối với chúng là cho đến
nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến
báo trực tuyến. Trong số đó, đã có một số nghiên cứu khá gần gũi với đề tài
của chúng tôi. Tuy nhiên, do loại hình báo trực tuyến mới xuất hiện, đang


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status