Thực trạng kênh phân phối và biện pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty may Việt Tiến - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2010 khép lại với những khó khăn và thách thức và cơ hội đối với ngành dệt may Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt gần 2 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2009 và vượt 5% so với kế hoạch đề ra. Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu dẫn đầu cả nước, góp phần đưa nền kinh tế nói chung thoát ra khỏi giai đoạn nói chung và đưa dệt may nói riêng tiếp tục duy trì ở vị trí top 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Tuy đạt rất nhiều thành tựu trong xuất khẩu, nhưng ngay trên sân nhà dệt may Việt Nam lại bị lép vế, đôi khi bị khách hàng thờ ơ. Điều này đã đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may một mối quan ngại đó là làm thế nào để có thể vừa thành công trên sân khách nhưng vẫn duy trì tốt lượng tiêu thụ tại sân nhà? Để làm được diều này các doanh nghiệp cần giải quyết rất nhiều vấn đề, việc nghiên cứu thị trường để đưa ra một sản phẩm thôi chưa đủ mà doanh nghiệp còn phải xem xét nên đưa sản phẩm đó ra thị trường như thế nào, thông qua hình thức phân phối nào để phù hợp với đặc điểm của sản phẩm cũng như để cho người tiêu dùng dễ tiếp nhận sản phẩm nhất và phù hợp với tập tính tiêu dùng trên thị trường nhất.
Cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt nam” do bộ Chính trị phát động vào tháng 8 năm 2009 đã diễn ra được gần hai năm với nhiều hiệu quả tích cực trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề và dệt may cũng không nằm ngoại lệ. Các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội này để tìm kiếm thị trường tiêu thụ cũng như tạo lòng tin của khác hàng nội địa. Hoà cùng không khí chung Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến hưởng ứng phong trào đã và đang nỗ lực chiếm được nhiều thị phần trong nước hơn từ hoạt động này. Và hoàn thiện hệ thống phân phối nội địa được coi là một giải pháp hữu hiệu nhất trong trường hợp này.
Xuất phát từ lý do trên mà tác giả lựa chon đề tài “Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối của Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến với mục tiêu người việt dùng hàng việt” để thực hiện khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
• Tìm hiểu các lý thuyết về hệ thống phân phối.
• Phân tích thực trạng tổ chức và quản lý kênh phân phối tại Tổng công ty may Việt Tiến qua đó đưa ra các kết luận, điểm mạnh và các vấn đề còn tồn tại.
• Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kênh phân phối nội địa và phương hướng hoạt động cho doanh nghiệp này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là cách phân phối sản phẩm dệt may tại các cửa hàng của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống các đại lý và cửa hàng tiêu thụ sản phẩm hàng dệt của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến. Thêm vào đó, phạm vi nghiên cứu còn được mở rộng ra các doanh nghiệp dệt may lớn trong và ngoài nước để xem xét đánh giá và so sánh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp quan sát, phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp dựa trên số liệu thực tế tại các cửa hàng, đại lý, chi nhánh của May Việt Tiến.
5. Kết cấu của khoá luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo bài khoá luận được chia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về hệ thống phân phối
Chương II: Thực trạng tổ chức mạng lưới kênh phân phối của Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến.
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối của Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến.


341BoqDxLLKfPC7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status