Nghiên cứu biến động môi trường trầm tích trong Holocen muộn phục vụ quy hoạch phát triển bền vững khu vực cửa sông Đồng Nai - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận án TS. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường -- Trường đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................8
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
BIẾN ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH .................................................14
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CỬA SÔNG VEN BIỂN...................................14
1.2 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
TRẦM TÍCH............................................................................................19
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới.........................................................19
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam..........................................................28
1.3 HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................37
1.3.1 Hướng tiếp cận ......................................................................................37
1.3.2 Các phương pháp nghiên cứu ...............................................................40
Chương 2 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH KHU VỰC CỬA SÔNG ĐỒNG NAI...........50
2.1 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN TỚI BIẾN ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG .......................................................................................50
2.1.1 Dao động mực nước biển sau pha biển tiến cực đại Flandrian .............50
2.1.2 Cấu trúc địa chất và kiến tạo hiện đại với biến động môi trường
trầm tích khu vực cửa sông Đồng Nai....................................................54
2.1.3 Đặc trưng địa mạo và ảnh hưởng của chúng tới biến động môi trường
trầm tích .................................................................................................59
2.1.4 Đặc điểm thuỷ văn và hải văn ven bờ....................................................66
2.1.5 Đặc trưng khí hậu với biến động môi trường .........................................72
2.1.6 Các nhân tố chi phối quá trình phá hủy ĐBCT biến dần thành cửa sông
hình phễu (estuary) từ 1000 năm đến nay.............................................75
2.2 ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI ĐẾN MÔI TRƯỜNG
KHU VỰC...............................................................................................78
2.2.1 Dân cư ...................................................................................................78
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế.....................................................................79
Chương 3 BIẾN ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH KHU VỰC
CỬA SÔNG ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN HOLOCEN MUỘN ........................83
3.1 BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH TRONG HOLOCEN .................83
3.1.1 Giai đoạn Holocen sớm-giữa .................................................................84
3.1.2 Giai đoạn Holocen muộn........................................................................89
3.1.3 Nhận xét chung ......................................................................................97
3.2 BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH THEO KHÔNG GIAN...............97
3.2.1 Vật liệu trầm tích vùng hạ lưu sông Đồng Nai đến cửa Soài Rạp..........98
3.2.2 Trầm tích đáy của hệ thống lạch triều sông Thị Vải...............................99
3.3 BIẾN ĐỘNG VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN .......................................104
3.3.1 Hiện tượng bồi tụ-xói lở .......................................................................105
3.3.2 Biến đổi lòng dẫn..................................................................................108
3.3.3 Biến động vùng bờ do hoạt động nhân sinh ........................................111
Chương 4 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH KHU VỰC CỬA SÔNG
ĐỒNG NAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC .................. 114
4.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH ........115
4.2 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC .................................119
4.2.1 Ô nhiễm chất hữu cơ ...........................................................................119
4.2.2 Kim loại nặng........................................................................................123
4.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA Ô NHIỄM TRẦM TÍCH VÀ MÔI TRƯỜNG
NƯỚC..................................................................................................131
4.3.1 Cơ chế tích tụ, lan truyền và vận chuyển chất ô nhiễm .......................132
4.3.2 Xu thế biến động ô nhiễm ....................................................................145
4.3.3 Đánh giá sức chịu tải môi trường nước ...............................................150
4.4 ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG............................152
4.4.1 Khái quát về quy hoạch không gian tổng thể .......................................152
4.4.2 Định hướng giải pháp quy hoạch phát triển bền vững và khắc phục
ô nhiễm ................................................................................................154
KẾT LUẬN ................................................................................................... 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 163
MỞ ĐẦU
Hạ lưu sông Đồng Nai là một địa hệ sinh thái vũng vịnh cửa sông Soài Rạp
gắn liền với hệ thống lạch triều sông Thị Vải đang phát triển ở giai đoạn cường
thịnh, phá hủy hoàn toàn một đồng bằng châu thổ (ĐBCT) để biến thành một miền
rừng ngập mặn rộng lớn vào loại nhất ở nước ta. Địa hệ này cũng là “bãi rác”
lớn đã và đang tiếp nhận khoảng 480.000 m3/ngày nước thải công nghiệp từ
hơn 10.000 doanh nghiệp, cơ sở thuộc 56 khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất
(KCX) trên toàn bộ lưu vực (số liệu thống kê năm 2008). Ngoài ra, lưu vực còn là
nơi sinh sống của 8,4 triệu người thuộc77 khu đô thị thải ra lượng nước thải sinh
hoạt trung bình 900.000 m3/ngày [6, 7, 11]. Đó là chưa kể hàng ngàn tấn rác thải
mỗi ngày do khai thác khoáng sản, hoạt động làng nghề, sinh hoạt, y tế, nông
nghiệp,… đã đổ xuống lưu vực. Kết quả thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi
trường (TNMT) năm 2008 và năm 2009 cho thấy một đoạn dài sông Thị Vải
khoảng 11 km ở phía thượng nguồn đã biến thành “sông chết”. Thành phần chất
thải chủ yếu là từ các hoạt động chế biến mủ cao su, tinh bột sắn, xi mạ và dệt
nhuộm. Vì vậy, ô nhiễm môi trường hạ lưu khu vực sông Đồng Nai đặc biệt sông
Thị Vải đã vượt quá sức chịu tải của chúng và đã đến lúc kêu cứu các biện pháp
xử lý hữu hiệu để trả lại trạng thái bình thường cho cộng đồng dân cư nơi đây.
Cho tới nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, chương trình quan trắc
quốc gia và của các tỉnh ở trên lưu vực sông (Ủy ban lưu vực sông Đồng Nai,
Viện Tài nguyên môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), chương trình
quan trắc quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khu vực Đông Nam Bộ, tỉnh
Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa­Vũng Tàu,…) [2, 3, 6, 7, 8, 42]. Tuy nhiên các công trình
trên chỉ mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu cơ bản, đánh giá chất lượng môi
trường, khí tượng thủy văn mà vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu theo hướng
tiếp cận với bản chất và quy luật tiến hóa của quá trình biến động trầm tích cũng
như thủy-thạch động lực như một nguyên nhân sâu xa quyết định sự lan truyền và
tập trung ô nhiễm. Trên cơ sở đó đánh giá mức độ ô nhiễm, giải thích quá trình
tích tụ và lan truyền vật chất hữu cơ, nhằm phân vùng ô nhiễm, đánh giá ngưỡng
tới hạn và đề xuất các giải pháp quy hoạch theo định hướng phát triển bền vững.
Với cách tiếp cận như trên, nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài luận án
“Nghiên cứu biến động môi trường trầm tích trong Holocen muộn phục vụ quy
hoạch phát triển bền vững khu vực cửa sông Đồng Nai” với các mục tiêu và
nhiệm vụ được chỉ ra dưới đây.
Mục tiêu của luận án
Mục tiêu chính của luận án là:
 Xác định được biến động môi trường trầm tích khu vực hạ lưu sông Đồng Nai
theo phạm vi không gian và thời gian trongHolocen muộn.
 Làm rõ nguyên nhân, cơ chế lan truyền, tích tụ và vận chuyển các chất gây ô
nhiễm hiện đại dựa trên các nghiên cứu về thủy­thạch động lực.
 Xây dựng các giải pháp định hướng hợp lý trong quy hoạch phát triển bền
vững nhằm giảm thiểu thiệt hại liên quan đến biến đổikhu vực cửa sông.
Nhiệm vụ của luận án
1/ Phân tích và đánh giá các dạng số liệu về điều kiện tự nhiên (TN), kinh
tế­xã hội (KT­XH) và môi trường (MT), đồng thời tiến hành khảo sát thực địa, lấy
mẫu trầm tích và nước, khảo sát cảnh quan sinh thái vùng hạ lưu sông Đồng Nai.
2/ Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động thủy­thạch động lực đến sự hình
thành và biến đổi, thoái hóa địa hệ khu vực cửa sông Đồng Nai.
3/ Nghiên cứu biến động môi trường trầm tích theo các mốc thời gian khác
nhau trong Holocen.
4/ Phân tích nguyên nhân và cơ chế tích lũy, lan truyền vật chất gây ô
nhiễm môi trường trầm tích và môi trườngnước.
5/ Đề xuất định hướng quy hoạch bền vững và giải pháp khắc phục ô nhiễm
cho khu vực nghiên cứu.

Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu
Phạm vi khu vực cửa sôngĐồng Nai được lựa chọn thực hiện trong luận án
giới hạn từ hợp lưu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn tại Nam Cát Lái ra đến
cửa Soài Rạp và hệ thống lạch triều sông Thị Vải ra đến vịnh Gành Rái. Khu vực
này bao gồm toàn bộ huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), huyện Cần Giờ (TP. HCM),
và một phần huyện Tân Thành (Bà Rịa­Vũng Tàu), có diện tích khoảng 1.700
km2. Trong hệ thống sông vùng này sông Soài Rạp, sông Lòng Tàu, sông Thị Vải
­ Cái Mép là những con sông có vai trò quan trọng. Sông Lòng Tàu hẹp, sâu hơn
(~ 30 m) và ổn định hơn; Sông Soài Rạp rộng và nông hơn (~ 8­10 m) với nhiều
cồn, bãi trước cửa sông. Các cồn, bãi ở cửa sông Soài Rạp được hình thành theo
dạng các cửa sông châu thổ (kiểu delta).Trong khi đó, các cửa Lòng Tàu, Cái Mép
có dạng hình phễu (kiểu estuary). Khác với sông Lòng Tàu và Soài Rạp, sông
Đồng Tranh là một con sông rộng, chiều dài ngắn nên sông Đồng Tranh đóng vai
trò như một vực nước nửa kín, ít trao đổi.
Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu
Sông Thị Vải bắt nguồn từ huyện Long Thành, chảy theo hướng Đông Nam
qua Nhơn Trạch đến huyện Tân Thành đổi hướng, theo hướng Nam đổ ra biển tại

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status