Khảo sát chất lượng lớp bề mặt của thép hợp kim qua tôi khi tiện tinh bằng dao pcbn - pdf 26

link tải miễn phí


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Thuật ngữ Tiện cứng (hard turning) được hiểu là phương pháp gia công bằng
tiện các chi tiết có độ cứng cao (45 ÷ 70 HRC). Tiện cứng nói chung được tiến hành cắt
khô hay gần giống như cắt khô và phổ biến sử dụng dao bằng vật liệu siêu cứng như
Nitrit Bo lập phương đa tinh thể (PCBN – Polycrystalline Cubic Boron Nitride, thường
được gọi là CBN – Cubic Boron Nitride), PCD hay Ceramic tổng hợp.
Tiện cứng là 1 phương pháp gia công tinh lần cuối đòi hỏi độ chính xác và chất
lượng bề mặt cao. Nghiên cứu về tiện cứng nhằm tìm ra các thông số gia công thích
hợp để tối ưu quá trình gia công, đạt các chỉ tiêu tốt nhất về kỹ thuật là cần thiết.
Chất lượng bề mặt gia công là một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với
chi tiết máy vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả làm việc, độ bền, độ bền mòn cũng như
tuổi thọ của chi tiết máy. Quá trình tạo lớp bề mặt gia công chất lượng bằng phương
pháp gia công cơ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố công nghệ. Việc khảo sát chất lượng
bề mặt gia công là cần thiết đối với ngành cơ khí.
Thép hợp kim là loại thép mà ngoài sắt và các bon người ta cố ý đưa thêm vào
các nguyên tố có lợi, với số lượng nhất định và đủ lớn để làm thay đổi tổ chức và cải
thiện tính chất ( cơ, lý, hoá...mà chủ yếu là cơ tính) của chúng. Người ta dựa theo nhiều
yếu tố để phân loại ra các loại thép hợp kim khác nhau ( theo tổ chức cân bằng, theo tổ
chức thường hoá, theo nguyên tố hợp kim chủ yếu, theo tổng lượng nguyên tố hợp kim,
theo công dụng). Theo công dụng chia ra ba loại thép hợp kim:
- Thép hợp kim kết cấu.
- Thép hợp kim dụng cụ.
- Thép hợp kim đặc biệt.
Một số loại thép hợp kim hay được sử dụng phổ biến như: 9XC, X12M, 40X(dụng cụ),
ШX15(thép ổ lăn), 5XHM( thép làm khuôn dập nóng)...

Gần đây một số đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của độ cứng, chế độ cắt đến chấ
lượng bề mặt nhưng chỉ tập trung vào một loại thép như 9XC, X12M, ШX15. Ở đây đề
tài sẽ khảo sát chất lượng bề mặt sau khi gia công thép X12M trong cùng một độ cứng
chế độ cắt đề tìm ra cách gia công hợp lý thép X12M nói riêng và thép hợp kim
nói chung.
Khảo sát tính chất hình học của lớp bề mặt được tạo thành và cơ tính của vùng
bề mặt đến một chiều sâu nào đó khi tiện cứng thép hợp kim bằng dao PCBN nhằm
thoả mãn các yêu cầu về khả năng làm việc đang là yêu cầu quan trọng và cần thiết.
Do vậy em thấy cần thiết khi chọn đề tài nghiên cứu là: “ Khảo sát chất lượng
lớp bề mặt của thép hợp kim qua tui khi tiện tinh bằng dao PCBN”
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
2.1.Ý nghĩa khoa học
Khảo sát chất lượng của lớp bề mặt của thép hợp kim ( nhám bề mặt và cấu trúc
tế vi) dưới dạng thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cho việc tối ưu
hoá quá trình tiện. Đồng thời cũng góp phần đánh giá lại khả năng cắt của mảnh dao
PCBN khi tiện cứng thép hợp kim qua tôi.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc khảo sát chất lượng bề mặt khi tiện cứng thép hợp kim có ý nghĩa thực tiễn
quan trọng. Kết quả của việc nghiên cứu này sẽ là cơ sở để áp dụng vào các quá trình
gia công thép hợp kim một cách thích hợp nhất, đạt được các hiệu quả về kinh tế và kỹ
thuật.
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý thuyết kết hợp thực nghiệm.
Phân tích mẫu và tổng hợp các kết quả thu được.
4. THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU.
+ Máy tiện: Sử dụng máy tiện vạn năng.
+ công cụ cắt: Sử dụng dao tiện gắn mảnh PCBN.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status