Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận (C-V-P) tại Công ty cổ phần Dệt May 29-3 Đà Nẵng - pdf 26

link tải miễn phí luận văn
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hàng hoá, kế toán doanh nhiệp cũng phát triển để phù hợp với nền kinh tế mới và doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ của nhà nước, kinh doanh có hiệu quả. Yêu cầu quản lý kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi thông tin phải đa dạng, phải phản ánh được cả quá khứ, hiện tại, tương lai của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh phải quan tâm đến các thông tin của kế toán quản trị để có cái nhìn trực diện về những vấn đề cần quản lý tác nghiệp.
Thật vậy, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Mà lợi nhuận chỉ được tạo ra khi doanh nghiệp biết quan tâm đầu tư đúng hướng. Mục tiêu lợi nhuận phải tương xứng với chi phí có thể bỏ ra và khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Nhà quản trị phải luôn nắm bắt được thông tin về chi phí, sản lượng, lợi nhuận có thể đạt được để trên cơ sở đó mà ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả tốt nhất. Và trong kế toán quản trị một nội dung quan trọng không thể thiếu đó là “Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận (C-V-P)”- là một trong những công cụ hữu ích cho nhà quản trị trong việc lựa chọn ra quyết định. Từ tầm quan trọng của đề tài Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận nên em quyết định chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Đề tài này gồm ba phần:
Phần I:Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ Chi phí-Sản lượng-Lợi nhuận(C-V-P) trong doanh nghiệp sản xuất
Phần II: Phân tích mối quan hệ Chi phí-Sản lượng -Lợi nhuận (C-V-P) tại Công ty cổ phần Dệt May 29-3 Đà Nẵng
Phần III: Ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng -lợi nhuận (C-V-P) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Dệt May 29-3 Đà Nẵng
Với thời gian thực tập không nhiều cũng như khả năng tiếp thu còn hạn chế cho nên những nội dung đề cập trong khóa luận không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô khoa kế toán và của Cô giáo hướng dẫn để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn cùng các anh chị phòng kế toán, các phòng chức năng của công ty đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài khoá luận tốt nghiệp này.
Đà Nẵng, Tháng 06 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Trần Trương Kiều Nhi
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN (C-V-P) TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I. KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP
1. Chi phí và phân loại chi phí
1.1. Khái niệm chi phí trong doanh nghiệp
Theo kế toán tài chính thì chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các khoản chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra cho quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Mục đích của Kế toán quản trị (KTQT) trong lĩnh vực chi phí là cung cấp thông tin thích hợp, hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Vì vậy đối với kế toán quản trị không chỉ đơn thuần nhận thức chi phí như quan điểm của kế toán tài chính mà còn được nhận thức theo quan điểm nhận diện thông tin ra quyết định. Với lý do này, chi phí có thể là dòng phí tổn thực tế gắn với hoạt động hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; Chi phí cũng có thể là những phí tổn ước tính để thực hiện dự án, những phí tổn mất đi do lựa chọn phương án hy sinh cơ hội kinh doanh.
1.2. Phân loại chi phí
1.2.1. Phân loại theo chức năng hoạt động kết hợp với công dụng
Mục đích của việc phân loại theo chức năng hoạt động là nhằm xác định rõ vai trò, chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, là căn cứ để tập hợp chi phí và tính giá thành cũng như cung cấp thông tin một cách có hệ thống cho việc lập báo cáo tài chính. Theo cách phân loại này thì chi phí được phân thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
a. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm trong một kỳ nhất định. Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ các hao phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ…được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Chi phí này được tính thẳng vào chi phí sản xuất sản phẩm.
 Chi phí nhân công trực tiếp: là hao phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ như tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương - được tính trực tiếp vào từng đơn vị sản phẩm.
 Chi phí sản xuất chung: là toàn bộ những chi phí phát sinh ở phân xưởng để sản xuất ra sản phẩm nhưng không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phi nhân công trực tiếp. Như vậy sẽ bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí thuê nhà xưởng, chi phí khấu hao máy móc thiết bị… tại phân xưởng.
Do đặc điểm của chi phí sản xuất chung là không tính trực tiếp vào sản phẩm nên chúng sẽ được tính vào sản phẩm thông qua việc phân bổ theo các tiêu thức thích hợp.
b. Chi phí ngoài sản xuất: là những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất liên quan đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, bao gồm:
 Chi phí bán hàng: bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp; chi phí tiền lương nhân viên bán hàng; khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận bán hàng và các chi phí khác phục vụ công tác bán hàng - nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hoá và để đảm bảo việc đưa hàng hoá đến tận tay nguời tiêu dùng.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm những khoản chi phí liên quan đến việc tổ chức hành chính và các hoạt động văn phòng của doanh nghiệp như lương cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng, chi phí văn phòng phẩm…
1.2.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử
Mục đích của cách phân loại này trong kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, kiểm tra và chủ động điều tiết chi phí cho phù hợp. Nghĩa là căn cứ vào các thông tin do kế toán quản trị cung cấp, các nhà quản trị sẽ thấy được sự biến động của chi phí có phù hợp hay không với sự biến động của mức độ hoạt động và từ đó có các biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý tốt các chi phí.
Theo đó, chi phí được chia thành biến phí (chi phí khả biến), định phí (chi phí bất biến) và chi phí hỗn hợp.

EdnPL8YJ6g6mi1M
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status