chế định pháp lý về hợp đồng ủy quyền trong luật việt nam hiện hành - pdf 26

link tải miễn phí luận văn

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, ở mỗi giai đoạn lịch sử đều có quy định khác
nhau về hợp đồng dân sự. Trên cơ sơ kế thừa và phát triển pháp luật về dân sự (Pháp
lệnh hợp đồng dân sự năm 1991, Bộ luật dân sự năm 1995), Bộ luật dân sự năm 2005
tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định về pháp luật dân sự nói chung và về hợp
đồng dân sự nói riêng. Không những thế, Bộ luật dân sự năm 2005 còn quy định khá
cụ thể về một số hợp đồng thông dụng. Đây là căn cứ pháp lý để điều chỉnh toàn bộ
chế định về hợp đồng dân sự ở nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Trong đời sống hiện nay, không phải cá nhân nào cũng có thể tự mình tham gia
vào tất cả các hợp đồng mà mình giao kết. Vì vậy, pháp luật cho phép họ ủy quyền lại
cho người khác. Có thể nói hợp đồng ủy quyền được diễn ra thường ngày gắn liền với
nhu cầu công việc và đời sống của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Sự tự thỏa
thuận và giao kết giữa các chủ thể trong hợp đồng là hình thức phổ biến. Trong xu thế
xã hội ngày một phát triển, yêu cầu giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự nói chung và
hợp đồng ủy quyền nói riêng càng nhiều, với tính chất rất phức tạp đòi hỏi người tham
gia giao kết và thực hiện hợp đồng phải có những hiểu biết nhất định về pháp luật để
bảo vệ bản thân, cũng như tránh gây phương hại cho đối tác trong hợp đồng. Đối với
vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng ủy quyền, do tính chất phổ biến, đa dạng và
phức tạp nên Nhà nước và pháp luật luôn tạo điều kiện đảm bảo và tôn trọng quyền tự
do thỏa thuận và giao kết của các chủ thể. Tuy nhiên, có nhiều chủ thể khi tham gia
hợp đồng ủy quyền lợi dụng sự tôn trọng và bảo vệ này của Nhà nước và pháp luật đã
có những hành vi sai trái trong quá trình thực hiện làm xâm hại đến lợi ích của cá
nhân, tổ chức gây thiệt hại cho Nhà nước và ảnh hưởng đến toàn xã hội.
Bên cạnh đó, do trình độ hiểu biết về pháp luật nói chung pháp luật về hợp đồng
ủy quyền nói riêng của người tham gia còn nhiều hạn chế, thiếu sự đồng nhất giữa các
bên nhất là khi các bên trong hợp đồng không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình dễ
dẫn đến một trong hai bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, phải bồi thường
thiệt hại... Ngoài ra, những quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền chưa đầy đủ
dẫn đến việc các chủ thể trong hợp đồng có thể lợi dụng các quy định này tạo kẻ hở để
trục lợi gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng và cả người thứ
ba. Hơn nữa, việc nghiên cứu khoa học về hợp đồng ủy quyền hiện nay cụ thể là chế
định pháp lý về hợp đồng ủy quyền chưa thể hiện phổ biến. Chính vì những lý do đó,
nhằm hiểu rõ, hiểu đúng và cụ thể những quy định của pháp luật về hợp đồng ủy

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status