Tổng hợp, nghiên cứu tính chất và khả năng ứng dụng của Cu2O kích thước nanomet - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận án TS. Hóa vô cơ -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng hợp và khảo sát khả năng ứng dụng của đồng(I) oxit nano dạng bột: Tìm điều kiện tối ưu và hoàn thiện qui trình tổng hợp Cu2O nano dạng bột bằng phương pháp khử muối đồng(II) trong dung dịch. Khảo sát khả năng xúc tác của Cu2O dạng bột trong các phản ứng: polime hóa axetilen để chế tạo sợi cacbon và làm mất màu metyl da cam. Chế tạo màng mỏng đồng(I) oxit nano trên đế thủy tinh bằng phương pháp CVD từ tiền chất đồng(II) axetylaxetonat: Tổng hợp và nghiên cứu khả năng thăng hoa của đồng(II) axetylaxetonat. Chế tạo màng mỏng Cu2O nano từ đồng(II) axetylaxetonat trong các điều kiện khác nhau. Nghiên cứu tính chất màng mỏng bằng các phương pháp vật lí và hóa lí
Trong lịch sử phát triển, loài người không chỉ cố gắng tạo ra một nền sản xuất với
năng suất cao hơn, làm ra sản phẩm với chất lượng tốt hơn nhằm thỏa mãn cuộc sống
vật chất và tinh thần, mà còn đề cao yếu tố tiết kiệm nguồn nguyên liệu, năng lượng
và thân thiện với môi trường sống.
Từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất với sự xuất hiện của máy hơi nước
(cuối thế kỷ 18), cách mạng xanh trong nông nghiệp (1940-1960), đến cuộc cách
mạng trong công nghệ sinh học, công nghệ điện tử với chất bán dẫn - mạch tổ hợp (từ
giữa thế kỷ 20) và gần đây là cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin, loài người
đã có những bước tiến khổng lồ. Mặc dù vậy, do sự bùng nổ dân số toàn cầu, sự cạn
kiệt dần của nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự ô nhiễm nặng nề của môi trường sống
và những đòi hỏi ngày càng cao về chăm sóc sức khoẻ cũng như đời sống vật chất -
tinh thần, loài người vẫn cần đến những cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới.
Hiện tại, cả thế giới đều cho rằng cuộc cách mạng mới là công nghệ nano.
Những thập niên gần đây, các nhà khoa học đã chế tạo được các vật liệu với kích
thước nanomet có tính chất khác thường so với vật liệu khối cùng loại. Hiệu ứng kích
thước của vật liệu nano dẫn đến sự thay đổi của nhiệt độ nóng chảy, từ tính, tính chất
quang học, màu sắc, tính dẫn điện và dẫn nhiệt, ... Hiện nay, các loại vật liệu mới
này đang được ứng dụng để tạo ra các loại máy móc, thiết bị và sản phẩm có những
chức năng đặc biệt.
Đồng(I) oxit (Cu2O) nano ở dạng bột cũng như ở dạng màng mỏng là một trong
1những vật liệu nano với những tính chất đặc biệt. Các công trình nghiên cứu tổng hợp,
chế tạo và ứng dụng của Cu2O nano đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa
học. Cu2O nano có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm bộ cảm biến áp suất oxi,
chất bán dẫn loại p cho pin mặt trời, nguyên liệu trong công nghiệp dược phẩm và các
thiết bị y tế, . . . Cu2O có tính chất quang học tốt ở nhiệt độ tương đối thấp do có khả
năng hấp thụ các exciton và trao đổi với các photon khác nhau. Cu2O nano có diện
tích bề mặt lớn nên có khả năng làm xúc tác cho các quá trình tổng hợp hữu cơ truyền
thống và hiện đại. Do vậy, đồng(I) oxit nano là vật liệu đầy triển vọng trong lĩnh vực
xúc tác, điện - điện tử, quang học, . . .
Tuy nhiên, trên thế giới số công trình nghiên cứu về Cu2O nano không nhiều. Tại
Việt Nam mới chỉ có một số công trình nghiên cứu về đồng(I) oxit nano do nhóm
nghiên cứu của chúng tui tại Bộ môn Hóa vô cơ - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện [2, 3].
Với mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống việc tổng hợp, khảo sát tính chất
và ứng dụng của đồng(I) oxit nano dạng bột cũng như dạng màng mỏng, chúng tôi
chọn đề tài:
“Tổng hợp, nghiên cứu tính chất và khả năng ứng dụng của Cu2O
kích thước nanomet”
Để đạt được mục đích này, Luận án gồm những nội dung chính sau:
1. Tổng hợp và khảo sát khả năng ứng dụng của đồng(I) oxit nano dạng bột:
• Tìm điều kiện tối ưu và hoàn thiện qui trình tổng hợp Cu2O nano dạng bột
bằng phương pháp khử muối đồng(II) trong dung dịch.
• Khảo sát khả năng xúc tác của Cu2O dạng bột trong các phản ứng: polime
hóa axetilen để chế tạo sợi cacbon và làm mất màu metyl da cam.
2. Chế tạo màng mỏng đồng(I) oxit nano trên đế thủy tinh bằng phương pháp CVD
từ tiền chất đồng(II) axetylaxetonat:
• Tổng hợp và nghiên cứu khả năng thăng hoa của đồng(II) axetylaxetonat.
• Chế tạo màng mỏng Cu2O nano từ đồng(II) axetylaxetonat trong các điều
kiện khác nhau.
• Nghiên cứu tính chất màng mỏng bằng các phương pháp vật lí và hóa lí.
Chúng tui hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ đóng góp vào việc đưa các nghiên cứu
cơ bản vào ứng dụng thực tiễn, đặc biệt là phát triển một hướng nghiên cứu mới ở Việt
Nam là chế tạo các màng mỏng bằng kỹ thuật lắng đọng hơi hóa học.


https://1drv.ms/b/s!AgJa1CtKrfM4hW3zV0TmlkyJweHz
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status