Phân tích các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn Phân tích các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước; tìm hiểu thực trạng và đề xuất pháp lí nhằm thực hiện tốt việc công khai hoạt động hoạt động công khai ngân
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. Các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước 1
1. Công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước 2
2. Công khai tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước 5
3. Công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ 7
4. Công khai tài chính với các doanh nghiệp Nhà nước 8
5. Công khai tài chính với các quỹ có nguồn từ ngân sách Nhà nước 9
6. Xử lý vi phạm 11
II. Thực trạng công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước 11
1. Thực trạng công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước 11
2. Để xuất pháp lí 13
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 16









MỞ ĐẦU
“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” Nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN) là các khoản thu từ thuế, lệ phí, từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, vay nợ, viện trợ, đóng góp của công chúng,… Do đó, việc công khai trong hoạt động NSNN là rất quan trọng, đảm bảo việc sử dụng NSNN đúng mục đích, đúng trình tự, thủ tục, tránh tình trạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí. Việc công khai cũng chính là việc hiện thực hóa quyền giám sát của công dân với những công việc quan trọng của đất nước, mà cụ thể là hoạt động sử dụng NSNN của các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
NỘI DUNG
I. Các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước
Điều 3 Luật Ngân sách nhà nước đã quy định rõ: “Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.”
Như vậy, nguyên tắc công khai minh bạch chính là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động ngân sách. Nguyên tắc này nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Công khai ngân sách là việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thông tin thông qua những hình thức pháp luật quy định như công bố trong các kì họp thường niên, phát hành ấn phẩm, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân…. , trừ những tài liệu, số liệu thuộc bí mật nhà nước. Việc gửi các báo cáo quyết toán NSNN các cấp, báo cáo quyết toàn tài chính của các đơn vị dự toán NSNN, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo chế độ báo cáo tài chính và kế toán hiện hành (Điều 2 Quyết định 192/2004/QĐ-TTg).
1. Công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước
* Đối với ngân sách nhà nước và ngân sách trung ương
- Nội dung công khai bao gồm:
+ Cân đối dự toán, quyết toán NSNN đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn.
+ Cân đối dự toán, quyết toán ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn.
+ Dự toán, quyết toán thu cân đối NSNN theo lĩnh vực đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn.
+ Dự toán, quyết toán chi NSNN, chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương theo cơ cấu chi đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn.
+ Dự toán, quyết toán các khoản thu quản lý qua ngân sách đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn.
+ Dự toán, quyết toán chi ngân sách trung ương theo từng lĩnh vực đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn.
+ Tổng số và chi tiết theo từng lĩnh vực dự toán chi ngân sách trung ương cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao; tổng số và chi tiết theo từng lĩnh vực quyết toán chi ngân sách trung ương cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương đã được Quốc hội phê chuẩn.
+ Dự toán, quyết toán chi ngân sách trung ương cho các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao (đối với dự toán), Quốc hội phê chuẩn (đối với quyết toán).
+ Dự toán, quyết toán thu NSNN trên địa bàn, chi cân đối ngân sách địa phương, số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao (đối với dự toán), đã được Quốc hội phê chuẩn, Bộ Tài chính thẩm định (đối với quyết toán); tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Uỷ Ban thường vụ Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao.
Cơ quan thực hiện việc công khai NSNN và ngân sách trung ương là Bộ Tài Chính. Việc công khai phải được thực hiện hàng năm, chậm nhất sau 60 ngày, kể từ ngày Quốc hội ban hành Nghị quyết về quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, dưới các hình thức thông báo bằng văn bản cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, HĐND và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phát hành ấn phẩm; công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính (địa chỉ: www.mof.gov.vn)
* Đối với ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Việc công khai đối với ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng bao gồm những nội dung như việc công khai đối với ngân sách trung ương. Bao gồm: Cân đối dự toán, quyết toán ngân sách tỉnh; Dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh, ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước và ngân sách tỉnh trên địa bàn theo từng lĩnh vực; Dự toán, quyết toán chi xây dựng cơ bản cho từng dự án, công trình, chi cho các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia; Dự toán, quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi cân đối ngân sách huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách từng huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương cho ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong thời kỳ ổn định ngân sách.

q6W5nkIe5INPm4a
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status